Đông Y thái phương
Viêm xoang khi mang thai khiến cho bà bầu vô cùng khó chịu đặc biệt là khi thời tiết thay đổi khiến cho bà bầu bị ngạt mũi, hắt xì, đau đầu, đau hốc mắt… ảnh hưởng đến sinh hoặt hằng ngày rất nhiều. Tuy nhiên, viêm xoang, viêm mũi dị ứng không khó chữa như bạn nghĩ. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và cách điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến cho bà bầu bị viêm xoang khi mang thai

Việc các xoang bị phù nề, ứ dịch là cơ chế chính khiến các bà bầu bị viêm xoang , cũng như ở các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân thường gặp như: do dị ứng, viêm đường hô hấp trên, cấu trúc xoang mũi bất thường, chấn thương,…, phụ nữ mang thai còn có các đặc điểm khiến bệnh dễ phát sinh: sức đề kháng giảm sút, nội tiết có sự thay đổi: progesteron và một số hormon khác khiến cho màn nhầy phình ra, giãn nở, mạch máu cũng giãn hơn, chiếm chỗ trong lòng xoang khiến lòng xoang bị hẹp lại, dễ tắc. Đồng thời, phụ nữ mang thai khi bị bệnh thường có tâm lý ngại uống thuốc nên thường tự chịu đựng, chỉ đến khi bệnh nặng lên và kéo dài mới điều trị. Khi đó, bệnh thường đã nặng, dễ có biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Môi trường ô nhiễm, hít phải chất độc hai, chất gây dị ứng, điều trị cảm lạnh không đúng cách,… Từ đó, niêm mạc xoang bị phù nề làm tắc đường thông xoang. Tại vị trí các xoang, chất dịch bị ứ đọng tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ.

Cách trị viêm xoang khi mang bầu

Đây là khoảng thời gian rất quan trọng với sự phát triển của bé, đặc biệt khi mẹ mang thai 3 tháng đầu nên mẹ bầu cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có chẩn đoán và chỉ định của bác sỹ, đồng thời tuân thủ tuyệt đối chỉ định đó.

Triệu chứng viêm xoang khi mang thai

Các biểu hiện của bệnh viêm xoang ở phụ nữ mang thai cũng giống như các bệnh nhân khác, nhưng thường ở mức độ nặng nề hơn.
 

– Triệu chứng đau đầu: người bệnh có cảm giác nhức đầu, nặng đầu, nhiều hơn về sáng, nhất là mỗi khi thay đổi thời tiết hay khi bị cảm lạnh. Vị trí đau đầu tùy thuộc vào xoang nào bị viêm, có thể ở trước trán, lan lên phía đỉnh đầu, xuống phía hàm trên hay ra sau ở vùng chẩm.
– Triệu chứng ngạt mũi: thưởng ở cả hai bên, khiến người bệnh không thở được, phải thở bằng miệng. Triệu chứng này hay đi kèm với giảm khả năng ngửi.
– Triệu chứng chảy nước mũi: dịch mũi có thể chảy xuống mũi hay phía sau họng, thường đặc, màu vàng hoặc xanh, có thể có mùi hôi.
– Sốt: có thể sốt nhẹ hay sốt cao. Khi có dấu hiệu này đi kèm các triệu chứng trên, tốt hơn hết là bạn nên tới gặp bác sỹ ngay

Các loại thuốc bác sỹ có thể kê cho mẹ bầu

Kháng sinh: nhất là trong trường hợp bạn bị viêm xoang do viêm đường hô hấp trên. Bác sỹ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc ít ảnh hưởng tới thai nhi nhất mà vẫn đảm bảo không kháng thuốc. Thuốc kháng sinh: Cần được lựa chọn cẩn thận để tránh hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn cũng như tránh ảnh hưởng tới em bé.
Thuốc chống viêm, giảm phù nề giúp giải phóng lỗ thông mũi xoang.
Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi. Ban đầu mới dùng thuốc có tác dụng tốt, nhưng khi dùng lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, thậm chí các triệu chứng còn nặng thêm. Do vậy, thuốc thường chỉ dùng trong khoảng 7 – 10 ngày và có theo dõi.
Thuốc chống viêm uống hoặc ngậm.
Thuốc giảm đau:
Thuốc long đờm:
Thuốc kháng histamin: nhất là khi viêm xoang do dị ứng.

Tuy nhiên, bà bầu không được khuyên dùng thuốc bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, căn cứ vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây viêm xoang mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, sử dụng thuốc ít gây ảnh hưởng nhất. 

Bạn không nên tự ý mua thuốc trị viêm xoang tại nhà, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ mà hãy tuân theo những chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ điều trị. Bởi bất cứ một sai lầm nhỏ nào cũng có thể gây nguy hại cho cả 2.

Chăm sóc bà bầu viêm xoang nặng khi mang thai

Tăng cường bổ sung vitamin A, C hàng ngày. Vitamin A có tác dụng bảo vệ niêm mạc trong khi vitamin C tăng sức đề kháng cho bạn. Nên bổ sung vitamin từ nguồn thực phẩm như: Hoa quả tươi, rau xanh, gan động vật,… để cung cấp đồng thời các chất bổ dưỡng khác cho cơ thể. Bạn chỉ nên bổ sung viên uống Vitamin khi đã tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa.

Uống nhiều nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể và khi bị viêm xoang bệnh nhân nên dùng nhiều nước hơn. Đây là bí quyết đơn giản giúp dịch nhầy trong xoang ở trạng thái lỏng và đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Bổ sung Vitamin C: Bạn cần bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại viêm xoang. Ngoài ra, việc cắt giảm các sản phẩm từ sữa có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang, tuy vậy bạn sẽ bị thiếu hụt lượng canxi dự trữ trong cơ thể nên cần bổ sung bằng thực phẩm hay viên uống.

Châm cứu: Đây là một phương pháp trị liệu cổ truyền của Trung Hoa, dùng kim đã qua sát trùng châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Châm cứu có thể làm kích thích nguồn năng lượng bên trong cơ thể và giải quyết các vấn đề gây ra tắc nghẽn dòng thoát của các chất nhầy.

Kẽm cũng là một vũ khí chống viêm hiệu quả. Kẽm có nhiều trong thịt, cá, các loại hạt, đậu lăng, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, trứng, sữa, khoai tây.

Kê cao gối khi nằm ngủ giúp dịch xoang có thể chảy xuôi xuống dưới họng, giúp bạn giảm cảm giác ngạt mũi về ban đêm.

Giữ độ ẩm trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hay đặt một chậu nước trong phòng. Nếu dùng máy, bạn nên chú ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong đó, gây ra hậu quả ngược lại.

Chế độ ăn uống hợp lý: Một số loại thức ăn đồ uống có thể gây kích thích, dị ứng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn do đó cần loại bỏ chúng ngay. Hãy cố gắng dùng nhiều hơn thực phẩm chứa men vi sinh và giàu kẽm để hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả hơn.

Rửa mũi hoặc xông mũi: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc xông mũi bằng hơi nước nóng hàng ngày là cách hữu hiệu để vùng xoang trở nên sạch sẽ và thông suốt hơn. Từ đó, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Các bác sĩ chuyên khoa còn lưu ý rằng: viêm xoang khi đang mang thai không nên dùng các mẹo chữa viêm xoang theo kinh nghiệm dân gian như dùng cây ngũ sắc, cây giao,…Vì chúng có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng.

Hơi nóng: Đây là cách rất hiệu quả để làm lỏng các chất nhầy trong xoang và làm chúng dễ thoát hơn. Vùng chất nhầy ách tắc là nơi sinh sôi rất nhiều vi khuẩn, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bạn có thể sử dụng máy sục hay nấu một nồi thảo dược nghi ngút khói để xử lý tình trạng viêm xoang của mình.

Dầu khuynh diệp: Bạn có thể nhỏ hai giọt dầu khuynh diệp lên khăn giấy và ngoáy vào trong mũi để làm thông mũi. Hoặc có thể nhỏ dầu vào một ca nước nóng để tạo hơi nóng cùng một chiếc khăn trùm lên đầu như phương thức xông giải cảm truyền thống. Nên nhớ, nghẹt mũi dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn oxy cho thai nhi.

Trong giai đoạn mang thai mà mắc bệnh, bà bầu không nên thử các loại thảo dược như hoa ngũ sắc, cây khuynh diệp,… Chúng có thể chứa những chất có hại cho thai nhi do chúng chứa vi khuẩn, mầm bệnh có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hai mẹ con. Để có sức khỏe thật tốt, đảm bảo bé yêu có thể ra đời khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú trọng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tránh để khi mắc bệnh rồi, việc điều trị ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hai mẹ con.
 
 
 
 
 
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU