Bị trầm cảm khi mang thai là một trong những vấn đề rất thường gặp ở thai kỳ. Chứng trầm cảm có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy vào từng mức độ trầm cảm nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khác nhau. Biểu hiện của trầm cảm là gì và có thể điều trị bệnh ra sao?
- Trầm cảm nội sinh
- Trầm cảm do stress
- Trầm cảm do các bệnh thực tổn: Rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh…
Đối với phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh trầm cảm. Theo một số nghiên cứu có khoảng 10% phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh trầm cảm.
Sự hay đổi hocmon trong thai kỳ có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến trầm cảm. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên nhiều yếu tố khác có thể đóng góp vào sự phát triển của
trầm cảm khi mang thai. Một số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, hoặc họ chưa sẵn sàng mang thai trong thời điểm hiện tại, hoặc việc mang thai mang lại cho họ quá nhiều phiền toái trong cuộc sống như những vấn đề về mối quan hệ, công việc, tài chính…
Cũng có những phụ nữ cảm thấy không chắc chắn về vai trò mới của mình, nỗi lo sợ về mang thai, cũng như làm thế nào để họ sẽ đối phó với việc sinh nở hoặc có một vài người cảm thấy không hài lòng về những đặc điểm của thai nhi mà họ đang mang như cân nặng, giới tính… điều đó góp phần làm tăng hiện tượng trầm cảm trong thai kỳ.
Bên cạnh đó một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm tiền sản bao gồm:
Bản thân hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm: Nếu trong gia đình người phụ nữ có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước thời gian mang thai chính người phụ nữ đó đã từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm.
Mối quan hệ khó khăn: Nếu trong mối quan hệ với chồng, với người thân trong gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn hoặc việc mang thai của người phụ nữ không được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng thì người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai.
Cuộc sống nhiều sự kiện gây căng thẳng: Trong thời gian mang thai nếu cuộc sống của thai phụ có nhiều sự kiện gây căng thẳng như chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc làm, ly hôn… có thể góp phần tạo nên trầm cảm.
Vấn đề xảy ra với thai nhi: Một thai kỳ khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như thai nghén xảy ra quá nhiều triệu chứng khó chịu, động thai, thai nhi phát triển chậm…
Vô sinh hoặc sẩy thai trước đó: Nếu người phụ nữ đã trải qua những khó khăn cố gắng để có thai, hoặc đã bị
sẩy thai trong quá khứ, họ có thể luôn lo lắng về sự an toàn của thai kỳ này.
Những ký ức buồn: Mang thai gây ra những ký ức đau đớn cho thai phụ như ký ức trước đây đã bị lạm dụng tình cảm, lạm dụng tình dục, bị mẹ đẻ của mình bỏ rơi…
Thiếu sự hỗ trợ xã hội. Mọi người cần cảm thấy được hỗ trợ bởi những người xung quanh họ, và đặc biệt là khi một người phụ nữ đang đối mặt với những thay đổi do việc lập gia đình mang lại. Xã hội cô lập có thể đóng góp vào khả năng của bệnh trầm cảm.
Tài chính khó khăn: Vấn đề tài chính có thể tăng số lượng căng thẳng khi mang thai.
Biểu hiện của bệnh trầm cảm
Trầm cảm trong thai kỳ không dễ bị phát hiện, nó rất dễ bị nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi mang thai. Nhưng nếu như mẹ có bất kỳ một triệu chứng nào giống như những triệu chứng dưới đây và kéo dài hơn 2 tuần, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn:
– Không cảm thấy thú vị, hào hứng với bất cứ thứ gì
– Cảm thấy mỗi ngày đều buồn chán
– Khó tập trung với bất cứ thứ gì
– Buồn bực, khó chịu hoặc có những hành động cực đoan quá mức
– Khó ngủ hoặc ngủ li bì suốt ngày
– Mệt mỏi
– Thường có cảm giác bản thân vô dụng hoặc cảm thấy tuyệt vọng
– Muốn ăn rất nhiều thứ hoặc thỉnh thoảng không muốn ăn gì
Ảnh hưởng đến thai nhi khi bà bầu bị trầm cảm
Bệnh trầm cảm khi mang thai ngoài việc mang đến những hậu quả không tốt cho thai phụ còn ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như sẩy thai, đẻ non, đẻ con nhẹ cân, thai kém phát triển. Sau đẻ trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, cảm xúc, tự kỉ.
Đối với các thai phụ bị trầm cảm nếu không được chăm sóc đúng mức có thể có những hành vi tiêu cực như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, bỏ phá thai thậm chí tự vẫn.
Điều trị trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Đối với những thai phụ bị trầm cảm cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, việc chẩn đoán và điều trị bao gồm:
Cần cho thai phụ được giãi bày tâm sự với một người đáng tin cậy như người bạn thân, gia đình, kêu gọi mọi người xung quanh tích cực hỗ trợ thai phụ vượt qua những khó khăn này.
Người có vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị trầm cảm cho thai phụ chính là chồng của họ, khi phát hiện vợ có dấu hiệu trầm cảm trong thai kỳ thì người chồng cần quan tâm đến vợ nhiều hơn, chia sẻ với vợ, tìm cách giúp vợ vượt qua khó khăn.
Nếu bạn mắc chứng trầm cảm thì bạn không nên quá lo lắng vì không phải chỉ có mình bạn mắc chứng này, rất nhiều thai phụ trải qua trầm cảm và cũng rất nhiều người đã vượt qua để sinh con khỏe mạnh, xinh xắn. Việc trước mắt của bạn là cần nghỉ ngơi, thư giãn, tốt nhất bạn nên nghỉ làm trong thời gian này.
Nếu thai phụ mắc chứng trầm cảm mà không có người xung quanh để giúp đỡ hoặc sự giúp đỡ của người thân không đem lại hiệu quả thì tốt nhất thai phụ nên gặp bác sỹ tâm lý để được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Thay đổi hoạt động: Thai phụ có thể chăm sóc vườn, đọc sách, hoặc đi bộ, đi matxa, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp… những việc làm đó sẽ giúp thai phụ quên đi những lo lắng trầm cảm, lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Khi người phụ nữ cần phải tìm sự giúp đỡ nhanh chóng: Nếu thai phụ có ý định là tự tử hoặc cảm thấy mất phương hướng và không thể xử lý cuộc sống hàng ngày, hoặc nếu thai phụ có cơn hoảng loạn, nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe và bác sỹ tâm lý của cô ngay lập tức. Đó là một dấu hiệu cho thấy cô đang thực hiện các bước cần thiết để giữ cho mình và con mình an toàn và khỏe mạnh.
Đơn giản hóa vấn đề: đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Nói ra: hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh:duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
Ăn sô-cô-la đen:nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô-cô-la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô-cô-la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô-cô-la nhỏ được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.
Thường xuyên tập luyện:tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi một người tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.
Thiết lập sự ủng hộ:những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
Thư giãn: các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp