Đông Y thái phương

Hiện nay thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều cặp vợ chồng thực hiện. Tuy hiên đây là phương pháp mà không phải trường hợp nào cũng thực hiện được. Do đó nhiều người thắc mắc thụ tinh nhân tạo có đau không? Thụ tinh nhân tạo tỷ lệ thành công là bao nhiều? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Thụ tinh nhân tạo là gì?

thụ tinh nhân tạo thay thế cho thụ tinh tự nhiên bằng quan hệ tình dục
Thụ tinh nhân tạo thay thế cho thụ tinh tự nhiên bằng quan hệ tình dục
Để trả lời câu hỏi thụ tinh nhân tạo có đau không chúng ta cùng tìm hiểu thụ tinh nhân tạo là gì đã nhé.
Thụ tinh nhân tạo còn gọi là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung – được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng, sau đó bơm vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng. Phương pháp này nhằm giúp tăng khả năng đậu thai cho những cặp vợ chồng bị hiếm muộn do tinh trùng yếu, ít; cổ tử cung yếu; lạc nội mạc tử cung nhẹ… hoặc vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân…
Vậy tỉ lệ thành công của thụ tinh nhân tạo là bao nhiêu? Hiện nay thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ thành công hơi khiêm tớn khoảng 20%. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào nhiều trường hợp mà tỷ lệ này cao hơn hay thấp hơn.
Không hẳn là thụ tinh sẽ mang tới kết quả cao hoàn toàn như mong đợi bởi bất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó, thụ tinh nhân tạo cũng vậy, có thể bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đối với các chị em phụ nữ như gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng, chảy máu và tổn thương ở tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, thai kỳ thất thường hay lây bệnh từ tinh trùng tươi, thậm chí là những đứa trẻ sinh ra cũng không được phát triển khỏe mạnh như bao đứa trẻ sinh tự nhiên khác. Đặc biệt nhiều chị em còn thắc mắc thụ tinh nhân tạo có đau không?

Thụ tinh nhân tạo có đau không?

khi tinh trùng bơm vào tử cung và tìm gặp trứng
Khi tinh trùng bơm vào tử cung và tìm gặp trứng
Đối với những cặp vợ chồng không thể hay chưa thể có con một cách tự nhiên thường tìm đến các phương pháp thụ tinh nhân tạo để sinh con. Các phương pháp thụ tinh nhân tạo cũng được nhiều người lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thành công thì cũng tồn tại vô vàn những nguy cơ, những rủi ro không hề nhỏ mà bạn phải hết sức sáng suốt và cân nhắc khi quyết định thực hiện. Còn với thắc mắc thụ tinh nhân tạo có đau không? Câu trả lời là có và tùy vào giai đoạn. Đặc biệt đau bụng dưới xảy ra khi thực hiện tiêm tinh dịch  vào cổ tử cung. Nguyên nhân do tinh dịch có chứa prostaglandin khi bơm vào buồng tử cung khiến tử cung co cơ trơn, kết quả là gây đau bụng dưới theo từng cơn rất khó chịu cho người phụ nữ trong thời gian thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Ngoài ra chị em có thể sẽ bị hội chứng quá kích buồng trứng. Kích thích buồng trứng cũng là bước đầu tiên trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo nhằm mục đích là tạo ra được sự phát triển từ 3 tới 4 nang noãn trưởng thành và có khả năng thụ tinh, đồng thời chuẩn bị nội mạc tử cung cho sự làm tổ của phôi thai. Khi thực hiện thao tác này nếu không cẩn thận cũng gây ra một vào biến chứng bất lợi, một trong số đó chính là hội chứng quá kích buồng trứng. Khi bị hội chứng này bạn có thể bị đau, chướng bụng vô cùng khó chịu, mất cân bằng nồng độ máu, rối loạn điện giải, rối loạn chức năng gan, thận,…đe dọa tới tính mạng.
Bạn cần tư vấn bác sỹ trước khi quyết định thụ tinh nhân tạo
Bạn cần tư vấn bác sỹ trước khi quyết định thụ tinh nhân tạo
Ngoài ra bạn cũng bị đau khi xảy ra chảy máu và tổn thương ở tử cung và nhiễm trùng vùng chậu. Khi thao tác quá mạnh tay hay quá trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung gặp nhiều trở ngại khó khăn sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu và tổn thương ở tử cung có thể xảy ra. Sử dụng những ống bơm nhỏ để tối ưu hóa việc đưa tinh dịch vào buồng tử cung còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng. Nguyên nhân thường do kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng hoặc không đảm bảo vô trùng khi thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng. Một nguyên nhân khác là do tình trạng nhiễm khuẩn trong quá trình xử lý tinh dịch dẫn đến vi khuẩn có cơ hội “tấn công” tử cung và buồng trứng.
Trên đây chỉ là những tác dụng phụ khi thụ tinh nhân tạo, có thể là hiếm gặp nhưng các cặp đôi, các cặp vợ chồng hiếm muộn đang có ý định tìm tới một phương pháp thụ tinh nhân tạo đúng đắn và phù hợp cũng nên tham khảo để biết thêm trước khi quyết định thực hiện một việc làm đặc biệt quan trọng như này.
Chúc các bạn sớm có “tin vui”!
BS Khánh Hòa
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU