Máy bay hiện là phương tiện di chuyển cần thiết cho nhiều mẹ bầu, khi phải di chuyển quãng đường xa. Nhưng có rất nhiều hoang mang, lo lắng xung quanh việc có bầu có nên đi máy bay hay không? Liệu
mang bầu 3 tháng đầu đi máy bay có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn và có những mách nhỏ mang bầu đi được máy bay an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Bà bầu có nên đi máy bay không?
Trong thời gian mang thai các mẹ bầu thường kiêng cữ nhiều thứ trong việc ăn uống đến cả đi lại. Chế độ dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng đế sức khỏe cũng như phát triển của thai nhi, quyết định thai nhi được đảm bảo an toàn trong vòng tay mẹ. Còn việc đi lại, đặc biệt đối với việc đi máy bay bà bầu cũng phải có quy định, chứ không thể tự ý đi vào lúc nào cũng được. Nhằm bảo đảm tình trạng sức khỏe mẹ và trẻ, nên hãng hàng không đã đặt ra quy định đi máy bay cho bà bầu. Vậy cùng đi tìm hiểu
bà bầu đi máy bay, có nên hay không?
Thông thường, mọi lo ngại khi bạn đi máy bay lúc đang mang thai chủ yếu liên quan đến việc bạn có thể sinh em bé trên máy bay hơn là vấn đề ảnh hưởng của chuyến bay tới sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có Giấy chứng nhận sức khoẻ trước khi lên máy bay thì bạn vẫn có thể được chấp nhận lên máy bay (Trừ khi bạn có tiền sử bị máu không đông, hoảng loạn thần kinh, đẻ non, huýêt áp cao hay bệnh tim thì được khuyên là không nên đi máy bay). Trong những trường hợp này, hãng hàng không sẽ yêu cầu bạn xuất trình giấy chứng nhận của bệnh viện để đảm bảo sức khoẻ của bạn trước khi lên máy bay.
Trước đây có nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ có thai (cũng như trẻ sơ sinh) sẽ không có đủ oxy nếu đi máy bay. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có thể xẩy ra với loại máy bay nhỏ, không có điều áp. Các nghiên cứu mới đây về sinh lý học sinh sản ở phụ nữ có thai chỉ ra rằng em bé trong bụng sẽ nhận được lượng ôxy bình thường khi người mẹ đi máy bay.
Kinh nghiệm hữu ích cho bà bầu khi đi máy bay
Thời điểm tốt nhất để bay
Nếu có kế hoạch di chuyển bằng đường hàng không, tốt nhất bạn nên sắp xếp chúng vào tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Đặc biệt, tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm vàng để bạn du lịch bằng máy bay hay bất kỳ phương tiện nào. Trong 3 tháng đó, những cơn ốm nghén đã lùi xa và bạn cũng chưa trở nên quá nặng nề cho việc đi lại. Những tháng cuối của thai kỳ nên là thời gian để nghỉ ngơi, chờ đón em bé sắp chào đời thay vì trải qua những chuyến đi dài. Một số phụ nữ cũng tránh đặt lịch bay trong 3 tháng đầu vì lo lắng về nguy cơ sảy thai cao.
Thực tế, nếu sức khỏe tốt và không có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào xảy ra, bạn hoàn toàn có thể trải qua các chuyến bay cho đến tận tuần thứ 36. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bay để có quyết định sáng suốt nhất.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Việc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản là vô cùng quan trọng để biết tình hình sức khỏe hiện tại của bạn và em bé có đủ để đi lại bằng máy bay hay không.
Với những bà bầu có vấn đề về nhau thai, bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp… thì phải thật cẩn thận khi đi máy bay và có thể không được đi vì trong quá trình đi lại có thể xảy ra biến chứng.
Những mẹ bầu trước đây đã từng bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc bất cứ nguy cơ sức khỏe nào khác thường không được bác sĩ cho phép đi lại bằng máy bay.
Mẹ ở những tuần cuối thai kỳ cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có được
kiến thức mang thai trước khi đi máy bay.
Tìm hiểu hãng hàng không
Việc tìm hiểu về các hãng hàng không là vô cùng cần thiết để tìm sự hỗ trợ đặc biệt với bà bầu bởi rất nhiều hãng từ chối chở bà bầu đặc biệt những người mang bầu sau tuần 32. Bạn cũng cần biết những thủ tục của họ để bà bầu được phép đi máy bay như giấy khám thai hoặc ý kiến bác sĩ.
Việc thông báo sớm với các hãng hàng không có thể sẽ giúp bạn có được chỗ ngồi ưu tiên và có nhân viên giúp bạn vận chuyển đồ đạc.
Trong quá trình bay sẽ đơn giản hơn nhiều khi bạn được nhân viên của hãng hướng dẫn tận tình.
Có cần đi cùng bác sĩ?
Với những mẹ bầu mang thai từ 36 tuần trở lên, một số hãng hàng không sẽ yêu cầu bạn phải đi cùng một bác sĩ sản khoa để cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cần hỏi trước hãng về vấn đề này.
Đừng giấu việc mang thai
Việc cần thiết bạn phải làm khi đi lại bằng máy bay là thông báo với nhân viên các hãng hàng không rằng bạn đang có bầu dù là bầu những tháng đầu chưa lộ rõ bụng. Việc thông báo này sẽ giúp các nhân viên sắp xếp dành cho bạn những sự ưu ái nhất định như chọn ghế ngồi dễ dàng đi vệ sinh, chỗ có thể để chân dễ dàng…
Mẹ cũng đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của nhân viên khi cần thiết.
Những lưu ý khi bà bầu đi máy bay
Những quy định của hãng hàng không
Tuy không gặp rắc rối nào khi mua vé, bạn có thể phải hủy chuyến bay khi không cung cấp đủ giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe cho các nhân viên của hãng hàng không tại sân bay. Chẳng hạn, Vietnam Airlines không thực hiện chuyến bay đối với phụ nữ ở tuần cuối trước ngày dự sinh, với phụ nữ mang thai sau 32 tuần mà không có chứng nhận sức khỏe của bệnh viện. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ về quy định của từng hãng hàng không trước khi quyết định đặt vé.
Ngoài ra, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau, nên chuẩn bị các giấy tờ chứng nhận sức khỏe nếu muốn thực hiện các chuyến bay của các hãng hàng không:
- Đã từng sinh đôi hoặc sinh ba
- Có thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
- Không xác định rõ thời gian mang thai
- Có thể có trục trặc khi sinh
Chuẩn bị cho bà bầu đi máy bay
- Việc đặt vé máy bay cần được tiến hành sớm. Song song đó, bạn cần hoàn tất các thủ tục chứng nhận sức khỏe theo quy định của hãng hàng không.
- Khi mua vé bạn nên chọn chỗ ngồi ở phần thân máy bay để giảm thiểu dao động rung lắc và chọn ghế ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đứng lên đi lại hoặc tới phòng vệ sinh, vị trí này cũng có khoảng trống để cử động cơ thể, chân tay.
- Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, nên uống nhiều nước lọc. Luôn mang sẵn một chai nước bên mình và có thể một chút hoa quả nhấm nháp để không bị khó chịu. Khi bay cần thường xuyên uống nước để tránh thiếu nước vì không khí trong máy bay khô, cơ thể dễ mất nước qua hơi thở. Nên tránh các loại thức ăn lợi tiểu như bắp cải hoặc nước giải khát có gas… để tránh tình trạng gas giãn nở khi bay lên độ cao, gây ra đầy hơi, khó chịu.
- Khi lên máy bay nên nhờ nhân viên hoặc khách đi cùng đặt túi xách tay lên khoang chứa hàng và lấy xuống hộ. Bà bầu nên tránh với cao. Tốt nhất, túi hành lý xách tay cũng nên xem xét, xách những thứ nhẹ nhàng và quý giá thôi.
- Trong khi bay, cứ ngồi khoảng 1 tiếng thì bạn nên chịu khó đứng dậy để đi lại ở lối đi trên máy bay, thường xuyên co duỗi bàn chân cổ chân, co duỗi tay để khí huyết lưu thông. Hoặc có những vận động nhẹ để giảm mệt mỏi uể oải. Có thể mượn chăn của máy bay để kê lưng ngồi cho đỡ bị mỏi.
- Luôn luôn cài dây an toàn khi ngồi, nên đặt dây an toàn phía bụng dưới, ngang hông để dây khỏi ép vào thai nhi. Có thể nhờ trợ giúp của tiếp viên khi gặp vấn đề về dây an toàn.
- Trước khi đi nên mặc quần áo rộng thoải mái, ít nút để thuận lợi khi đi vệ sinh. Nên mặc nhiều lớp quần áo để thích nghi với nhiệt độ thay đổi bất thường trong khi bay. Nên đi giày vừa chân hoặc hơi rộng, đi tất dày để có thể bỏ giày cho thoáng hơi chân.
- Nên mang theo hồ sơ y khoa về tình trạng sức khỏe của bà bầu trong thời kỳ thai nghén, kết quả khám thai gần đây nhất, các loại thuốc đang uống … để giúp bác sĩ thuận tiện trong việc chăm sóc y tế cho bà bầu khi cần thiết.
- Với những mẹ bầu mang thai từ 36 tuần trở lên, một số hãng hàng không sẽ yêu cầu bạn phải đi cùng một bác sĩ sản khoa để cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Bạn cần hỏi trước hãng về vấn đề này.
Trên đây là những chia sẽ về kinh nghiệm và những lưu ý cần thiết dành cho bà bầu đi máy bay. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý rằng: tùy vào sức khỏe của mẹ và em bé mà người mẹ cần cân nhắc nên đi máy bay hay không. Chúc các bà mẹ dồi dào sức khỏe.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp