Trước khi mang thai bà bầu cần tiêm phòng đủ để phòng chống các bệnh gây nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vậy cầ tiêm phòng những loại vắc xin nào trước khi mang bầu sẽ được ĐYTP chia sẻ trong bài viết này.
Có rất nhiều bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé bạn cần đề phòng và tiêm phòng vacxin trước khi có ý định mang thai để tránh những hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, dị tật, dị dạng thai nhi…dưới đây là những loại vacxin bà bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai:
Rubella
– Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng…Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh. Rubella là 1 bệnh lành tính, chữa nhanh khỏi và có thể phòng tránh.
- Chính vì thế, trước khi muốn có con, các bạn nên tiêm phòng vắc xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của con.
- Nhiều gia đình đã rất ân hận khi bỏ qua việc
tiêm phòng trước khi có bầu và cuối cùng khi mẹ bầu bị nhiễm vi-rút Rubella đã đau khổ quyết định bỏ thai.
- Thai phụ bị Rubella (sởi Đức) trong
3 tháng đầu thai kì hoặc cuối thai kỳ sẽ gặp nhiều biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai lưu hoặc trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt…
Viêm gan B
– Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.
- Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé! Vắc-xin phòng ngừa gồm 3 mũi và tiêm phòng trong vòng 4 tháng. Khác với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.
Thủy đậu
– Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay…
Tiêm phòng cúm
– Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).
– Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong
quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.
Vacxin uốn ván:
– Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn uốn ván gây ra, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ, cứng hàm, mất nhận thức và gây thai chết lưu ở bà bầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương hở trên da.
– Các thai phụ có thể tiêm phòng uốn ván trước hoặc trong khi mang thai đều không ảnh hưởng tới thai nhi.
– Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ:
Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
Một số lời khuyên của ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG dành cho các mẹ chuẩn bị mang thai
Nhiều chị em băn khoăn, lo lắng về độ an toàn của việc chủng ngừa trước khi mang thai cho chính bản thân và sức khỏe của em bé sau này.
Tuy nhiên, khoa học đã phân loại các loại vắc-xin dành cho phụ nữ mang thai thành 3 nhóm:
- Vắc-xin an toàn cho thai nhi: Uốn ván, Viêm gan B, Cúm được bào chế từ các loại vi-rút đã bất hoạt. Đây là các vắc- xin không gây ảnh hưởng cho thai nhi, đồng thời có tác dụng bảo vệ bé sau khi sinh nhờ kháng thể mẹ truyền cho con qua nhau thai.
- Vắc-xin không dùng cho phụ nữ mang thai: Bại liệt dạng uống, Ho gà, Bạch hầu, Sởi, Quai bị, Lao (BCG), Thương hàn.
- Vắc-xin có thể sử dụng trong 1 số trường hợp đặc biệt: Bệnh dại, bệnh tả.
Vì vậy, chị em cần có kế hoạch chủ động về thời gian mang thai, có hiểu biết đúng đắn và lựa chọn chủng ngừa trước khi mang thai.
Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch tránh thai hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.
Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác.
Phụ nữ có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng cần tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 - 24 giờ.
ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG chúc các mẹ có một thai kì luôn khỏe mạnh!
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp