Đông Y thái phương
Ung thư tuyến giáp là ung thư một bộ phận nằm ở cổ - tuyến giáp – có vai trò như một bộ điều khiển sự trao đổi chất của cơ thể con người, nó chiếm khoảng 1%  trong các loại ung thư.





Ung thư tuyến giáp là dạng ung thư tuyến nội tiết của con người thường gặp nhất. Đa số những người mắc phải ung thư tuyến giáp thường khó phát hiện bệnh do sự tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài nên khi phát hiện được bệnh thì thường phải điều trị bằng cách phẫu thuật.
Đa số bệnh nhân Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và tích cực.
Tại Hoa Kỳ ung thư tuyến giáp có khoảng 2 - 4 ca mới/100.000 dân/năm, tỷ lệ nam/nữ là 1/2,7 và tỉ lệ tử vong hằng năm là 0,2 - 2,8/ 100.000 dân.Các trường hợp thường gặp là nhỏ hơn 20 hoặc lớn hơn 50 tuổi.
Theo ghi nhận của Tổ chức Chống ung thư toàn cầu (Inernational Union against Cancer: IUAC) năm 2002, ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi là 2,7/100.000 dân đối với nữ và 1,3/100.000 đối với nam.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp 

Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tuyến giáp còn chưa được xác định rõ ràng nhưng các chuyên gia sức khỏe cũng không phủ nhận một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp.
+ Tiền căn xạ trị vùng cổ lúc nhỏ vì bệnh lành tính hoặc bị nhiễm phóng xạ (ví dụ sau tai nạn hạt nhân Chernobyl tỉ lệ ung thư tuyến giáp của cư dân vùng này tăng lên) làm gia tăng nguy cơ carcinôm tuyến giáp biệt hoá tốt với đỉnh cao nguy cơ từ 12 đến 25 năm sau tiếp xúc, phơi nhiễm hexachlorobenzene và tetracholorodibenzo-p-dioxin, các đột biến về gene sinh ung và gene đèn nén bướu trong ung thư tuyến giáp.
+ Tiền căn gia đình có bệnh đa bướu nội tiết, hội chứng Pendred, hội chứng Gardner và hội chứng Cowden.

+ Vùng phình giáp dịch tễ thường gặp carcinôm dạng nang hay carcinôm không biệt hoá. Carcinôm dạng nhú thường gặp ở vùng đầy đủ iod.
+ Hoạt hoá các gene tyrosine kinase: tái sắp xếp gene sinh ung RET/PTC ở nhiễm sắc thể 10 xảy ra trong 5-35% carcinôm dạng nhú tự phát.
+ Gia tăng biểu lộ gene sinh ung MET có trong 70% carcinôm dạng nhú.
+ Đột biến gene sinh ung RET cũng thấy trong carcinôm dạng tuỷ có tính gia đình.
+ Gen sinh ung RAS và đường dẫn truyền tín hiệu tế bào: đột biến RAS thường gặp trong carcinôm dạng nang ở vùng thiếu iod.
+ Gen đèn nén bướu p53: đột biến điểm gen p53 làm bất hoạt hoá gen này, thấy trong 80% carcinôm không biệt hoá.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng ngay từ ban đầu khi bệnh mới xuất hiện. Vì vậy, người bệnh sẽ rất khó nhận biết. Trong một số ít trường hợp, ung thư tuyến giáp có các triệu chứng đầu tiên là khối u thứ cấp trong xương hoặc  phổi sau khi ung thư đã lan tràn ra ngoài tuyến giáp.

* Đặc điểm chung triệu chứng ung thư tuyến giáp sớm
Đại đa số ung thư tuyến giáp đều tiến triển âm thầm, chậm chạp và kéo dài nên bệnh nhân thường không nhận thấy được ngay những thay đổi của toàn thân, vẫn lao động và sinh hoạt bình thường. cho đến khi xuất hiện những rối loạn tại chỗ do u chèn ép, xâm ấn (dây khó thở và không ăn uống được), khối u hoại tử, bội nhiễm và loét thì tình trạng toàn thân mới sa sút nặng.

Khối U: Thường do bệnh nhân hay người nhà tình cờ phát hiện ra, u to ra dần, di động theo nhịp nuốt, có thể nằm ở bất cứ vị trí nào của tuyến giáp. Thường chỉ có 1 nhân đơn độc nhưng cũng có khi có nhiều nhân và nằm ở cả hai thùy tuyến giáp. Mật độ thường chắc, bề mặt thường gồ ghề.
Hạch cổ: có khi U chưa sờ thấy được nhưng đã có hạch ở cổ to. Tuy nhiên những triệu chứng sớm này khó phân biệt với một bướu lành tính, do đó khi có hạch cổ kèm theo khối U với những tính chất như trên thì luôn phải cảnh giác và tìm biện pháp chuẩn đoán xác định Ung thư sớm.

* Các triệu chứng ung thư tuyến giáp muộn

Khối U: có khi khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất (khám lâm sang không sờ thấy được cực dưới của U).
Bề mặt thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc có chỗ mềm. Đặc biệt, khối U đính chặt và xâm lấn vào các cơ quan vùng cổ nên ranh giới không rõ và khả năng di động kém, Có khi khối U xâm chiếm và loét sùi qua da vùng cổ, gây chảy máu và bội nhiễm tại chỗ.Một trong những dấu hiệu ung thư tuyến giáp cảnh bảo muộn.

Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn…. ở các mức độ khác nhau do khối U phát triển xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh. Các triệu chứng này gặp với tỉ lệ cao và sớm, nhất là ở Ung thư thể không phân biệt hóa
- Cảm giác vướng tức, bó chặt ở vùng cổ: là triệu chứng ung thư tuyến giáp thường gặp, có khi cảm giác đau tức tại U lan lên góc hàm, mang tai cùng bên do U chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
Hạch to ở vùng cổ (dọc hai bên khí quản, theo các bờ trong, ngoài và sau hai cơ ức đòn chũm, góc hàm, hố thượng đòn…).

* Những biểu hiện lâm sàng thường gặp phân theo từng loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thể nhú: Biểu hiện của ung thư tuyến giáp thể nhú là khối u dần dần phình to ra ở phần cổ, khối u này không đau, khản giọng cũng chia thành các mức độ khác nhau. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường được bệnh nhân hoặc bác sỹ vô tình phát hiện ra, vì vậy tiến hành điều trị khi đã muộn và rất dễ bị chẩn đoán nhầm là khối u lành tính. Tuyến giáp của người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú không bị thay đổi nhưng một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng cường giáp.

Ung thư tuyến giáp thể nang: Phát hiện đầu tiên của người bệnh chính là khối u ở tuyến giáp, khối u phát triển rất nhanh, tính chất khối u trung bình, ranh giới không rõ, bề mặt không nhẵn bóng, mức độ hoạt động tốt. Khối u xâm lấn vào các mô cố định liền kề phía sau tuyến giáp, biểu hiện bởi tình trạng khàn giọng, một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng di căn.

Ung thư tuyến giáp thể tủy: Khi chẩn đoán lần đầu cho các bệnh nhân, biểu hiện chủ yếu là khối u cứng không đau, sưng to hạch bạch huyết cục bộ. Nếu như khối u xâm lấn lên dây thần kinh ở cổ họng, có thể xuất hiện tình trạng khàn giọng. Kiểm tra siêu âm không những quan sát được kích cỡ, vị trí, số lượng của khối u trong tuyến giáp, còn có thể phát hiện tình trạng hạch bạch huyết ở xung quanh.

Ung thư tuyến giáp không biệt hóa:Đại đa số bệnh nhân đều có khối u ở phần cổ và trước khi phát bệnh không có tình trạng sưng to tuyến giáp, khối u cứng, tốc độ phát triển nhanh.
Tuyến giáp sưng to, có tình trạng di căn xa.




Người có tiền sử bị ung thư tuyến giáp lâu năm, khối u tuyến giáp đột nhiên phát triển to và trở nên cứng như đá.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không có những triệu chứng rõ rệt, nhưng nếu trong cuộc sống hàng ngày phát hiện mình có những triệu chứng kể trên cần đến ngay bệnh viện để khám và kịp thời chẩn trị.

Mặc dù đã điều trị, bệnh ung thư tuyến giáp có thể trở lại, ngay cả khi đã loại bỏ tuyến giáp. Điều này có thể xảy ra nếu các tế bào ung thư tràn ra ngoài tuyến giáp trước khi nó loại bỏ. Lựa chọn điều trị ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư tuyến giáp, sức khỏe tổng thể và sở thích.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Bác sĩ có thể sử dụng một vài thử nghiệm để biết về kích cỡ và vị trí của một nhân giáp hoặc để xác định xem khối u là lành tính (không ung thư) hay ác tính (ung thư).từ đó đưa ra kết quả của việc chuẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp của bệnh nhân. Cũng như vậy, xạ hình tuyến giáp với iốt phóng xạ có thể phác họa các vùng bất thường của tuyến giáp. Để ghi xạ hình người ta đưa vào cơ thể bệnh nhân một một lượng rất nhỏ chất phóng xạ (thường là iốt I-131 hoặc technetium TC-99m), chất này tập trung tại tuyến giáp.

Một dụng cụ được gọi là máy quét (scanner) có thể phát hiện các "ổ lạnh" trong tuyến giáp, đó là những vùng không hấp thụ iốt như bình thường. Bởi vì các ổ lạnh này có thể là lành tính hoặc ác tính nên cần phải làm thêm các xét nghiệm khác nữa.

Siêu âm là một phương pháp khác để có được một bức tranh về tuyến giáp. Trong phương pháp này, các sóng âm tần số cao mà con người không thể nghe thấy truyền vào tuyến giáp. Các thành phần âm dội từ những sóng âm này được chuyển thành hình ảnh (sonogram) nhờ một máy vi tính. Dựa vào đó các bác sĩ có thể kết luận các nhân là nang dịch (thường là u lành) hay chúng là các u rắn (có thể là u ác tính).

Cách chắc chắn duy nhất để nói một bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp là quan sát tế bào tuyến giáp trên kính hiển vi. Có hai cách để lấy mẫu của mô tuyến giáp, một là bằng kim hút tế bào (sinh thiết bằng kim) hoặc cắt bỏ khối u bằng phẫu thuật (sinh thiết phẫu thuật). Trong mỗi trường hợp, bác sĩ mô bệnh học nghiên cứu mô lấy được dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào ung thư.

Nếu sinh thiết bằng kim hút không cho thấy ung thư tuyến giáp thì bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng các hoóc-môn tuyến giáp. Những hoóc-môn này làm cho tuyến giáp không cần sản xuất các hoóc-môn của chính bản thân nó và tuyến giáp, bao gồm cả các nhân, co lại và trở nên bất hoạt. Nếu sinh thiết bằng kim không thể làm sáng tỏ chẩn đoán hoặc nếu các hoóc- môn tuyến giáp không hiệu quả thì bệnh nhân đó thường phải làm phẫu thuật sinh thiết.

Chụp X-quang: Chủ yếu dùng để quan sát mối quan hệ giữa khí quản và tuyến giáp. Việc chụp X-quang phần cổ ngoài việc quan sát xem khí quản có tình trạng bị lệch vị trí hay có tình trạng bị chèn ép không, còn có thể quan sát bên trong tuyến giáp có tình trạng bị vôi hoá không nữa.

Siêu âm: Không chỉ có thể phát hiện được tình trạng, kích thước, số lượng của khối u bên trong tuyến giáp mà còn có thể xác định là khối u nang hay khối u rắn. Nếu như phát hiện các triệu chứng như tuyến giáp có khối u hoặc hạch bạch huyết cục bộ sưng to, nên tiến hành siêu âm.

Xét nghiệm tế bào: Xét nghiệm tế bào không chỉ giúp phân biệt rõ tính chất của khối u là lành tính hay ác tính mà còn có thể phân định rõ loại hình bệnh lý của khối u ác tính. Vì vậy, mỗi một mẫu trong tuyến giáp đem đi xét nghiệm, thường được tiến hành kiểm tra cắt lớp.
Kiểm tra bằng phóng xạ hạt nhân: kiểm tra này có thể xác định rõ trạng thái, vị trị và chức năng của tuyến giáp, là phương pháp thường dùng trong chẩn đoán các bệnh trong tuyến giáp.

Chụp CT: Chụp CT có thể hiển thị rõ vị trí, trạng thái, kích cỡ của khối u và mối quan hệ giữa cổ họng, khí quản, thực quản, đồng thời có thể nhìn thấy mức độ xâm lấn của khối u. Có thể cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho việc chẩn trị ung thư tuyến giáp.

Khi chuẩn đoán ung thư tuyến giáp, các bác sĩ có thể tiến hành nhiều xét nghiệm hơn để xem bệnh đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân ung thư tuyến giáp... Trước khi tới các bệnh viện ung bướu chuẩn đoán tuyến giáp, tham khảo trước các triệu chứng ung thư tuyến giáp để trao đổi các bác sĩ rõ ràng hơn. Những kết quả của các xét nghiệm này giúp các bác sĩ lập kế hoạch điều trị ung thư tuyến giáp phù hợp.

Chẩn đoán sớm phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh ung thư tuyến giáp, là mấu chốt trong việc tiên lượng bệnh. Nếu bạn phát hiện mình có các triệu chứng bất thường trong tuyến giáp, cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết.

Phân Loại Ung Thư Tuyến Giáp

Có bốn dạng chính ung thư tuyến giáp là: dạng nhú, dạng nang, dạng tuỷ và dạng không biệt hóa. Các bác sĩ có thể gọi tên dạng ung thư theo tuýp tế bào quan sát được trên kính hiển vi hoặc theo kiểu phát triển của khối u.

Ung thư dạng nhú phát triển từ các tế bào sản xuất các hoóc-môn tuyến giáp chứa iốt. Các tế bào ung thư phát triển rất chậm và tạo thành nhiều cấu trúc nhỏ hẹp hình nấm trong khối u. Các bác sĩ thường điều trị thành công các khối u này thậm chí ngay cả khi các tế bào u đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận. Các khối u dạng nhú chiếm khoảng 80% toàn bộ các dạng ung thư tuyến giáp.

Các khối u dạng nang cũng phát triển từ các tế bào tạo hoóc-môn chứa iốt. Những khối u này có một lớp mô mỏng bao quanh được gọi là vỏ. Nhiều u dạng nang có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể khó kiểm soát được nếu khối u xâm lấn vào mạch máu hoặc tăng trưởng xuyên qua vỏ sang các cấu trúc vùng cổ lân cận. Khoảng 17% ung thư tuyến giáp là các u dạng nang.

Các khối u dạng tuỷ ảnh hưởng các tế bào tuyến giáp sản xuất hoóc-môn không chứa iốt. Mặc dù những khối u này phát triển chậm nhưng chúng khó kiểm soát hơn so với các u dạng nang và dạng nhú. Các tế bào ung thư có xu thế lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Chỉ có khoảng 5% các loại ung thư tuyến giáp là các khối u dạng tuỷ. Người ta dự đoán rằng cứ 10 người bị ung thư tuyến giáp dạng tuỷ thì có 1 người là do di truyền.

Các khối u không biệt hóa là loại tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại khối u tuyến giáp. Các tế bào ung thư, đặc biệt bất thường, lan rất nhanh sang các bộ phận khác của cơ thể. Các khối u không biệt hóa chiếm khoảng 15% trong tổng số ung thư tuyến giáp và thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi.

Điều trị ung thư tuyến giáp

Các loại ung thư tuyến giáp sẽ quyết định cách điều trị. Ung thư tuyến giáp dạng nhú (Carcinom nhú) thường gặp nhất, chiếm đến 80% các ung thư. Ung thư tuyến giáp dạng nang (Carcinom nang) chiếm khoảng 15%. Dạng nhú và dạng nang gộp lại gọi là ung thư biệt hóa, chiếm khoảng 90 - 95%, ở nữ có tỷ lệ mắc cao gấp 3 - 4 lần nam giới.

Phần lớn gặp ở người từ 45 tuổi trở xuống. Ít ai biết đây là loại ung thư dễ trị khỏi, dĩ nhiên phải được điều trị đúng cách. Các loại hiếm gặp gồm ung thư giáp dạng tủy, có thể di truyền và ung thư giáp khong biệt hóa, ác tính cao rất khó trị.

Phẫu thuật: Là phương thức chữa trị ung thư tuyến giáp phổ biến nhất đối với loại còn chưa lan sang các phần khác của cơ thể. Bác sĩ phẫu thuật thường cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp và các mô bị ảnh hưởng khác, như các hạch bạch huyết. (Nếu bệnh nhân được sinh thiết bằng phẫu thuật thì có thể tiến hành đồng thời sinh thiết và cắt bỏ tuyến giáp).

Điều trị ung thư tuyến giáp đối với bệnh nhân tại chỗ dạng nang hoặc nhú bằng I-131 (với liều lớn hơn so với liều dùng để chụp tuyến giáp). I-ốt được bệnh nhân uống vào sẽ giúp điều trị tập trung tại các tế bào ung thư tuyến giáp còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật. Bằng cách huỷ hoại những tế bào ung thư này, iốt phóng xạ giúp phòng chống bệnh tái phát trở lại.

Các bệnh nhân phải nằm viện trong một vài ngày trong khi hoạt tính phóng xạ còn cao nhất. Liệu trình điều trị ung thư tuyến giáp có thể được lặp lại sau đó. Các hoóc-môn thường được dùng cho các bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc đã điều trị bằng iốt phóng xạ.
Các hoóc-môn thay thế cho những loại được ung thư tuyến giáp sản xuất trong điều kiện bình thường. Việc chữa trị ung thư tuyến giáp này cũng làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến còn sót lại trong cơ thể. Bác sĩ có thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm theo dõi để xem bệnh nhân đã có một lượng phù hợp các hoóc-môn cần thiết hay chưa.

Phẫu thuật không được chỉ định cho các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp đã lan rộng. Việc điều trị thông thường bao gồm phương pháp chữa trị hệ thống (diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến giáp trong toàn cơ thể), chẳng hạn như hóa trị liệu, iốt phóng xạ trị liệu hoặc hoóc-môn trị liệu.

Xạ trị ngoài: Được dùng điều trị ung thư di căn xương và ung thư tuyến giáp loại không biệt hóa. Hóa trị chỉ được dùng khi các phương pháp khác không hiệu quả.

Các biến chứng: Mặc dù đã mổ lấy trọng tuyến giáp, nhưng ung thư có thể tái phát nhiều chục năm sau, dưới dạng các hạch cổ, các cục nhỏ ở nơi mô giáp còn sót hoặc di căn ở phổi hoặc xương. Nên biết rằng ung thư tuyến giáp tái phát hoặc di căn có thể trị tốt.

Khám định kỳ, theo dõi ung thư tuyến giáp: Vì không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng nên việc phòng ngừa ung thư tuyến giáp là tương đối khó. Nếu muốn biết mình có nguy cơ cao bị các loại ung thư tuyến giáp có tính di truyền, bạn nên đi làm xét nghiệm máu. Những người nào được phát hiện có nguy cao bị ung thư, có thể cần phải cắt bỏ tuyến giáp để phòng ung thư dù là chưa có triệu chứng gì cả.

Việc theo dõi định kỳ sau điều trị ung thư tuyến giáp là rất quan trọng. Theo dõi bao gồm khám lâm sàng toàn thân, chụp X quang, chụp xạ hình, xét nghiệm máu định kỳ. Tìm hiểu dấu hiệu ung thư tuyến giáp, các triệu chứng ung thư tuyến giáp điều trị hiệu quả nhất.

Người trẻ có thể mắc ung thư tuyến giáp không?

Người trẻ có thể mắc ung thư tuyến giáp không?Phần lớn ung thư tuyến giáp thường xuất hiện ở độ tuổi 30-40, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới từ 2-4 lần.
Ung thư giáp là bệnh lý có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Loại không biệt hóa thường gặp ở người già song loại biệt hóa tốt lại hay gặp ở người trẻ tuổi, thậm chí nhiều bệnh nhân là thanh, thiếu niên, nhất là nữ giới.

Trong các yếu tố nguy cơ, ghi nhận có vai trò của nhiễm xạ, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền căn chiếu xạ vùng ức - giáp.
Trong thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, trường hợp mổ xong một lần mới có chẩn đoán xác định là ung thư cũng không phải hiếm.
Bác sĩ sẽ phải mổ lần hai để cắt bỏ gần toàn phần hay toàn phần tuyến giáp. Về tiên lượng bệnh nhìn chung ung thư tuyến giáp loại biệt hóa tốt, thường là carcinôm dạng nhú có tiên lượng rất tốt. Sau khi điều trị khỏi bệnh vẫn có thể học hành, làm việc bình thường, vẫn có thể lập gia đình và sinh con.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Bệnh ung thư tuyến giáp tuy xuất hiện ở tuyến giáp nhưng lại có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống của người bệnh. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần dựa trên những người chưa từng, đã từng điều trị và lời khuyên của bác sĩ đối với bệnh nhân.
Nếu như người bệnh đã từng điều trị bằng liệu pháp iot phóng xạ, các thực phẩm trong khẩu phần ăn tránh các thực phẩm có chứa hàm lượng iot cao đặc biệt là muối iot. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ sau khi đi điều trị bệnh.

Trong thời gian hóa trị, người bệnh có thể mất đi cảm giác ngon miệng cùng với những vết loét ở miệng cùng một số triệu chứng đau đầu, buồn nôn…
Trong các trường hợp điều trị ung thư tuyến giáp, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng có thể dẫn đến việc ăn uống không ngon như khô miệng, khó nuốt. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo họ không nên ăn các loại đồ khô như bánh mỳ, bánh quy cứng, các loại hạt ngũ cốc vì có thể những loại này làm cho tình trạng nặng lên, bệnh tình cũng trở nên trầm trọng hơn.

Sau điều trị, người bệnh có triệu chứng buồn nôn, nôn, khó tiêu, thì người chăm sóc nên nấu các loại thức ăn lỏng, cháo, mỳ, nước hoa quả bổ sung vào cơ thể để họ phần nào hấp thụ được thêm năng lượng. Chia các bữa ăn đó ra làm nhiều phần để bất cứ khi nào đói, họ có thể tự lấy ăn.
Bệnh nhân mà cảm thấy khó nuốt, bạn có thể nghiền nhỏ hoặc nấu nhừ các loại thức ăn ra cho nhuyễn, người bệnh có thể nuốt một cách dễ dàng.
Chọn các loại thực phẩm giàu protein để khi hấp thụ tạo năng lượng hoạt động trở lại cho các cơ bắp cho cơ thể.
Đối với bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp, một số nhà chuyên gia còn khuyên ăn ăn các thực phẩm có độ lạnh vừa phải sẽ làm dịu cổ họng và dạ dày của người bệnh.

Những người có khối u đã di căn ra xa và không thể điều trị được, nên dựa trên ý thích của bệnh nhân, có thể làm nhiều món đó hơn các món khác để kích thích được sự ăn uống của họ. Người chăm sóc nếu có thời gian nên cùng làm những việc có lợi cho sức khỏe của người bệnh như cùng họ đi bộ, cùng họ chơi cờ hay khuyến khích họ đọc những cuốn sách về cuộc sống, đưa họ đi tham quan nhiều nơi để có thể mở mang thêm đầu óc, khiến cho người bệnh bớt đi được tâm lý trầm cảm cũng như cơn đau trong người mà họ vẫn đang phải gánh chịu từng ngày.


  Ngăn ngữa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả bằng: Nấm Chaga

GIỚI THIỆU: NẤM CHAGA ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC CÁC BỆNH :

 
Điều trị bệnh tiểu đường:
✔ Sau quá trình dùng nấm CHAGA 93% bệnh nhân tiểu đường bệnh tình thuyên giảm tích cực.
-----------------------
Tác dụng phòng - chống ung thư:
✔Trên một loạt các tế bào ung thư (như ung thư vú, ung thư môi, ung thư dạ dày, ung thư mang tai, ung thư phổi, ung thư da, ung thư đại trực tràng,..) được ức chế đáng kể.
----------------------
Ngăn ngừa cao huyết áp:
✔Nấm CHAGA không chỉ là một loại thuốc bổ mà còn có tác dụng lọc rửa máu, có tác dụng tốt cho người cao huyết áp.
----------------------
Chống lão hóa:
✔ Loại bỏ khỏi cơ thể của các gốc tự do ( tế bào lạ ), bảo vệ tế bào, tăng tuổi thọ tế bào, thúc đẩy sự trao đổi chất, mà hiệu quả có thể trì hoãn lão hóa, sử dụng lâu dài có thể kéo dài tuổi thọ.
----------------------
Ngăn chặn có hiệu quả lây truyền của virus:
✔ Có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Tạo sức đề kháng chống lại sự lây nhiểm các vi rút, cúm…
----------------------
Phòng và hỗ trợ điều trị HIV - AIDS:
✔Nấm CHAGA giúp ngăn ngừa và AIDS đã ức chế đáng kể vi rút.
----------------------
+ Cải thiện và phòng ngừa dị ứng vỏ não.
+ Hổ trợ điều trị các chứng bệnh viêm gan, viêm dạ dày, loét tá tràng, viêm thận có hiệu quả điều trị rất đáng kể.
+ Ngoài ra còn giúp điều trị các chứng bệnh ói mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… mang lại hiệu quả điều trị cao..
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH DÙNG NẤM CHAGA : 091.136.6868

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU