Đông Y thái phương
Ung thư thực quản giai đoạn cuối là giai đoạn rất nguy hiểm, các tế bảo ung thư lúc này xâm lấn các tế bào thực quản và những bộ phận xung quanh khiến cho tỷ lệ sống xót của những người mắc không quá nửa năm.



1.Ung thư thực quản giai đoạn cuối là gì?

Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày. Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến và thường gặp, nhất là trong 1 vài năm trở lại đây.
 
Ung thư thực quản được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó, ung thư thực quản giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào ung thư đã xâm lấn ra các tế bào của thực quản và các bộ phận xung quanh.
 
Ung thư thực quản giai đoạn cuối tiên lượng bệnh cực kỳ xấu, khả năng sống của bệnh nhân thấp. Tỷ lệ sống trung bình của bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối là 4 – 6 tháng.
 
Ung thư thực quản bắt đầu từ thực quản, ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày. Bệnh nhân mắc ung thư thực quản thường gặp các triệu chứng như khó nuốt, thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, đau cục bộ xung quanh vùng ngực, trào ngược thức ăn, giảm cân không rõ lý do, nôn ra máu, đau lưng, khó tiêu và khản giọng mãn tính.
 
Ung thư thực quản gồm 4 giai đoạn, ở giai đoạn cuối (di căn), ung thư đã lan rộng ra khỏi thực quản và vào các cơ quan hoặc các mô khác.

2.Biểu hiện của bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối

Ung thư thực quản là căn bệnh ung thư ác tính thường gặp ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Tiên lượng bệnh ung thư thực quản xấu, khả năng sống bệnh nhân tùy vào giai đoạn giai đoạn bệnh cũng như sức của khỏe bệnh nhân.
 
Ung thư thực quản giai đoạn cuối giai đoạn là tế bào ung thư xâm lấn ra các bộ phận xung quanh. Lúc này, bệnh nhân không còn cơ hội chữa lành bệnh mà chỉ có thể kéo dài thời gian sống bằng hóa trị hay xạ trị.
 
Tuy nhiên, khi bị bệnh giai đoạn cuối, căn bệnh hành hạ bệnh nhân vô cùng khó chịu. Không chỉ là cảm giác sợ ăn, sợ nuốt mà bệnh nhân còn đau tức ngực nghiêm trọng, ho, ho ra máu, …
 
Theo thống kê của nền y học, bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối, tỷ lệ sống của bệnh nhân chỉ 5%. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, bệnh nhân chỉ có thể sống khoảng 4-6 tháng.
 
Bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối thường gặp các triệu chứng như:
Khó nuốt, thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
Đau cục bộ xung quanh vùng ngực.
Trào ngược thức ăn.
Nôn ra máu, ho, ho ra máu
Đau lưng
Khó tiêu
Khản giọng mạn tính
Xuất hiện các khối u ở cổ và bụng, nghẹn sau khi ăn hoặc nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại. Cũng có thể bị khàn tiếng.
Đau tức ở vùng cổ, khó nuốt, nuốt nước bọt cũng có cảm giác đau đớn.
Sút cân nghiêm trọng
Choáng váng, ngất
Bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối chỉ có thể sống 4-6 tháng

3.Phương pháp điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối

 
Để có thể điều trị ung thư thực quản hiệu quả, cần xác định rõ giai đoạn bệnh để có thể tìm ra phương pháp phù hợp.
 
Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu (I, II), phương pháp điều trị thường là tia xạ triệt căn, mở thông dạ dày nuôi dưỡng tạm thời, đồng thời sử dụng dụng hóa trị bổ sung để tăng hiệu quả.
 
 Phương pháp này cũng được áp dụng nếu bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật cắt bỏ khối u. Nếu phát hiện khối u có kích thước lớn, các bác sỹ sẽ phẫu thuật, tiến hành vét hạch và tái tạo thực quản.
 
Khi đã ở giai đoạn III, phương pháp điều trị sẽ là sử dụng tia xạ trị để triệt căn và phối hợp hóa chất. Trong một số trường hợp, các bác sỹ sẽ theo dõi và quyết định xem có nên phẫu thuật hay không.
 
Đối với ung thư thực quản di căn, bệnh nhân sẽ không điều trị bằng phương pháp mổ nữa mà sẽ được áp dụng xạ trị kết hợp hóa trị, mở thông dạ dày nuôi dưỡng cơ thể, làm giảm các cơn đau và triệu chứng do di căn gây ra.
 
Để tránh nguy cơ lây lan sang khác bộ phận khác của ung thư, mỗi người chúng ta cần biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần, hạn chế các thức ăn có chứa nhiều nitrit và nitrat có trong thức ăn chứa phèn, chất bảo quản hoặc đồ hun khói, đặc biệt là lạp xưởng, xúc xích. Bởi những chất này có thể chuyển hóa thành nitrosamine – một trong những chất gây ung thư.
 
Do vậy, cần bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt là Vitamin C để giảm bớt lượng nitrat có trong thực phẩm, ngăn ngừa quá trình biến đổi sang nitrosamine. Đồng thời, ngay khi cơ thể nhận thấy những dấu hiệu lạ, cần đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện để kiểm tra, kịp thời phát hiện.
 
Đối với ung thư thực quản giai đoạn cuối, phương pháp điều trị chủ yếu là giảm nhẹ, kiểm soát triệu chứng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối thường đòi hỏi kết hợp đa phương pháp điều trị. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
Hóa trị kết hợp phẫu thuật được sử dụng cho bệnh nhân ung thư thực quản đoạn IVA.
Đặt ống nong thực quản (stent) nội soi để giảm đau và cải thiện chứng khó nuốt.
Xạ trị giúp giảm đau của chứng khó nuốt
Hóa trị: đáp ứng một phần cho những bệnh nhân ung thư thực quản di căn tới những cơ quan xa.
 
Ung thư thực quản là loại ung thư nguy hiểm sau các loại ung thư thuộc đường tiêu hóa. Tỷ lệ tử vong của ung thư này ngày càng cao. Một phần vì người bệnh không được phát hiện sớm, để đến lúc di căn mới điều trị, phần vì không có điều kiện đi khám chữa bệnh ở những bệnh viện có khả năng chẩn đoán, chữa bệnh.
 
 Giai đoạn cuối là giai đoạn rất nguy hiểm, các phương pháp điều trị ung thư thực quản di căn gần như không có tác dụng chữa trị mà chỉ có thể làm giảm các cơn đau cho bệnh nhân.

4.Tỷ lệ sống của bệnh nhân bị ung thư thực quản giai đoạn cuối

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối khá thấp, do ung thư đã lan tới hầu hết các bộ phận khác. Một số bệnh nhân ở giai đoạn cuối có thể tử vong chỉ sau vài tuần chẩn đoán bệnh, hoặc những người khác có thể sống được vài tháng.
 
Tỷ lệ sống trung bình cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là 4 – 6 tháng.
Hiện nay đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư giỏi từ Singapore đã hợp tác tại Bệnh viện Thu Cúc.
 
Với ung thư thực quản, người bệnh được điều trị với TS.BS Zee Ying Kiat – bác sĩ có mối quan tâm đặc biệt với các bệnh ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư thực quản. Bên cạnh đó, Thu Cúc đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, phục vụ tốt nhất cho việc chữa bệnh.

5.Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối




Bệnh nhân mắc ung thư thực quản thường tử vong do hiện tượng suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng và sự xâm lấn của các khối u đến các bộ phận khác.
 
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân, tăng sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
 
Trước khi đưa ra một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối chúng ta cần nắm được đặc điểm bệnh lý, tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân trong giai đoạn đặc biệt này.
 
Những bệnh nhân mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối thường có đặc điểm chung là các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu máu, sức đề kháng yếu, tiêu hóa kém trong khi nhu cầu dinh dưỡng cao…
 
Khi thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối cần đảm bảo các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, cân đối giữa các dưỡng chất, phân bố các bữa ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
 
Bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối cần biết về một số nguyên tắc cung cấp chất dinh dưỡng như sau :
Ăn ít thịt, tăng cường ăn cá: Theo Giáo sư, Bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng cho biết một chế độ ăn uống nhiều chất đạm, hạn chế ăn thịt, tăng cường rau xanh và nước khoáng giúp cơ thể có đủ sức khỏe và chất dinh dưỡng để chống lại ung thư.
 
Chia nhỏ bữa ăn: Đặc điểm chung của bệnh nhân thời kỳ này là hiện tượng chán ăn, khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, chính vì vậy quý vị nên chia nhỏ bữa ăn, tăng cường số bữa ăn trong ngày, nên ăn nhiều vào bữa sáng, tránh hiện tượng ăn quá no vào bữa tối.
 
Một số dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày cho bệnh nhân:
Rau quả: Một số lưu ý khi chọn rau quả để bổ sung cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối là phải đảm bảo yếu tố tươi, sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa các hóa chất bảo quản…Chế độ dinh dưỡng cho bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối.
 
Tinh bột: Người nhà nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường sử dụng các thực phẩm nguyên cám như lúa mì, hạt lúa mạch, ngô, khoai tây, khoa sọ, khoai lang…
 
Đạm: Đạm cung cấp cho cơ thể nguồn acid amin thiết yếu, quý vị cần cân đối lượng đạm từ nguồn gốc động vật và thực vật.
 
Sắt: Những bệnh nhân điều trị ung thư thực quản thường có đặc điểm chung là thiếu máu. Chính vì vậy bổ sung chất sắt để tái tạo máu cho bệnh nhân là việc làm cần thiết.
 
Chất sắt có thể được cung cấp thông qua đường thức ăn hay thuốc uống. Một số thức ăn giàu chất sắt được các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi khuyên dùng là gan động vật ( gan bò, gan lợn, gan ngỗng, gan vịt…), các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn lạc…

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU