Đông Y thái phương
Bệnh ung thư hạch khi xuất hiện thường có những triệu chứng không rõ ràng chính vì thế nhiều người thưởng nhầm tưởng thành những bệnh thông thường khác mà chủ quan không đi kiểm tra để phát hiện bệnh. Chính vì sự nguy hiểm của nó mà cần phải có những kiến thức căn bản nhằm phát hiện sớm để có phương pháp điều trị cụ thể.
 

1 . Tổng quan về ung thư hạch

Việc chẩn đoán ung thư hạch là một điều đáng sợ đối với bản thân mỗi người. Chính vì vậy, có kiến thức về bệnh và cách thức điều trị là điều quan trọng giúp bạn giảm bớt nỗi sợ hãi đồng thời hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát sự phục hồi của bản thân.
 
Ung thư hạch là một dạng u lympho ác tính, hay được gọi là ung thư hệ bạch huyết. Tế bào lympho có thể được tìm thấy trong lá lách, amidan, tủy xương hoặc trong các hạch bạch huyết ở ổ, háng, ngực và nách ở người bệnh.

 
2 . Các giai đoạn của bệnh ung thư hạch

Ung thư hạch được phân chia thành 4 giai đoạn dựa vào vị trí cũng như mức độ phát triển của bệnh.
Giai đoạn 1: Bệnh được phát hiện trong một nút bạch huyết hoặc các vùng cơ thể
Giai đoạn 2: Tổn thương xuất hiện từ 2 vùng hạch, cấu trúc hạch nhưng ở một phía cơ hoành
Giai đoạn 3: Tổn thương xảy ra ở các vùng hạch, cấu trúc hạch ở cả hai phía của cơ hoành
Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư đã di chuyển bên ngoài các hạch bạch huyết và xâm chiếm một bộ phận cơ thể.

3 . Các triệu chứng của ung thư hạch

Các triệu chứng của ung thư hạch thường bị xem nhẹ. Khi bạn nổi một khối u cứng trên cơ thể, mặc dù không đau không ngứa, nhưng cũng không được xem nhẹ triệu chứng này, bởi vì đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư hạch.
 
 Nguồn gốc của bệnh ung thư hạch là do các khối u ác tính ở hạch bạch huyết hoặc các tổ chức hạch gây nên, đây là một trong những khối u thường gặp trong 10 khối u ác tính. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên rõ rệt. Theo số liệu thông kê của Hội nghị quốc tế Lymphoma, trên thế giới cứ 9 phút trôi qua thì lại có 1 người mắc bệnh.
 
* Có nhiều triệu chứng lâm sàng do bệnh lý Lymphôm không Hodgkin gây ra như:
- Nổi hạch: một hoặc nhiều hạch tại cổ, nách hoặc bẹn phình to lên nhưng không đau. Hạch Lymphô to lên có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính nhưng lại thường gặp khi có tình trạng viêm nhiễm hoặc có các rối loạn lành tính khác. 2/3 các trường hợp hạch to không có nguyên nhân rõ ràng hoặc chỉ do bệnh lý đường hô hấp trên.
- Sụt cân không giải thích được.
- Sốt, các cơn sốt trở lại thường xuyên và kéo dài
- Ho, khó thở hoặc đau ngực.
- Mệt mỏi, suy kiệt kéo dài
- Vùng bụng đau, phình ra hoặc cảm giác đầy bụng.
- Tuyến bạch huyết sưng lên
- Đổ mồ hôi đêm
- Mất cảm giác ngon miệng
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: bất cứ ai có những triệu chứng lâm sàng kể trên mà không mất đi sau 2 tuần, phải đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.
 
 
 * Triệu chứng toàn thân:
Ung thư hạch xuất hiện các triệu chứng như sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm trước khi hạch sưng to hoặc cùng lúc hạch sưng to. Nếu như không rõ nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên, có thể tiến hành xét nghiệm máu thông thường để kiểm tra ung thư hạch.
 
Hạch bạch huyết sưng to:
Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư hạch, khối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, bề mặt nhẵn, khi sờ vào giống như quả bóng bàn hoặc giống như phần cứng ở chóp mũi.
 
Biểu hiện thường thấy nhất là hạch sưng to ở phần cổ và phần xương thượng đòn. Khi hạch bạch huyết sưng to, có thể tiến hành làm sinh thiết. Thường chọn các hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách. Đây là phương pháp kiểm tra không thể thiếu trong chẩn đoán ung thư hạch.
 
 
Biến đổi làn da:
Những bệnh nhân ung thư hạch sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ... Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khả năng miễn dịch giảm, nên da bị nhiễm trùng thường lở loét, tiết dịch.
 
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ở trên, chưa chắc đã bị ung thư hạch nhưng cần phải đến ngay bệnh viện để có những chẩn đoán chi tiết. Nếu như chẩn đoán chính xác là bị ung thư hạch, cần phải điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phát hiện sớm các triệu chứng trên cơ thể, để tiến hành chẩn đoán ung thư hạch có tác dụng tốt trong việc điều trị khối u hạch ác tính, kéo dài sự sống.

4 . Các phương pháp điều trị khi mắc ung thư hạch


Lymphôm không Hodgkin là một trong những loại ung thư có khả năng trị khỏi, ngay cả trong giai đoạn trễ 3, 4 vẫn còn đến 40% khả năng đáp ứng điều trị lâu dài.
 
Do có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên phương pháp điều trị cũng có khác nhau. Trong một số trường hợp, thường không tiến hành điều trị ngay mà bắt đầu điều trị khi có triệu chứng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị, trong đó có 2 yếu tố chủ yếu cần xem xét là diễn biến và giai đoạn bệnh.
 
Phẫu thuật:






 
Chỉ dùng để sinh thiết chẩn đoán và ít được sửdụng để điều trị, trừ một số trường hợp như liên quan đến đường tiêu hóa.
Phương pháp này chỉ dùng để sinh thiết, chẩn đoán bệnh và không được các bác sĩ chỉ định trong cách thức điều trị.
 
Xạ trị:
Có vai trò trong một số trường hợp ở vào giai đoạn 1, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là hỗ trợ sau hóa trị.
 
Hóa trị:
Đây là một trong nhưng biện pháp  chữa trị ung thư hạch chủ yếu hiện nay. Phương pháp điều trị này áp dụng cho toàn thân và thuốc  tác dụng đến các tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể.
 
Ghép tế bào gốc (Ghép tủy):
Được dùng trong các trường hợp có tiên lượng rất xấu, hoặc tái phát, hoặc không đáp ứng với điều trị.
 
Hóa trị:
Là phương pháp điều trị chủ yếu trong bệnh lý này. Đó là cách dùng các thuốc chống ung thư đường uống hoặc đường tiêm chích để giết tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị toàn thân do thuốc theo dòng máu đến các tế bào ung thư ở khắp cơ thể.
 
Hiện nay, với sự gia tăng hiểu biết về ung thư và sự phát triển về khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đã phát hiện thêm một phương pháp điều trị mới là phương pháp điều trị nhắm trúng đích.
 
 Đây là phương pháp tiên tiến với các sản phẩm thuốc mới nhằm loại bỏ tế bào ung thư nhiều nhất nhưng lại ít gây hiệu quả phụ cho người bệnh; Đây cũng là một hướng phát triển với hy vọng gia tăng hơn nữa hiệu quả của cuộc chiến chống bệnh ung thư.
 
Phương pháp nhắm trúng đích đã được áp dụng vào bệnh lý này bằng cách sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng Rituximab (Mab-Thera) bổ sung vào các thuốc hóa trị đang được sử dụng để làm tăng khả năng trị khỏi bệnh một cách có ý nghĩa.
Tóm lại, Lymphôm không Hodghin là bệnh lý ung thư của hệ tạo huyết, xuất phát từ những rối loạn của dòng tế bào lymphô (tế bào bạch huyết). Bệnh này thường xuất phát đầu tiên tại hạch, tuy nhiên, cũng có thể xuất phát đầu tiên tại các vị trí ngoài hạch.
 
Đây là một trong những loại bệnh ung thư có nhiều khả năng trị khỏi, có đáp ứng điều trị ngay trong những giai đoạn trễ. Hóa trị giữ vai trò chủ yếu trong điều trị và hiện nay với sự bổ sung thêm các thuốc nhắm trúng đích đã làm tăng thêm kết quả điều trị.
 
Bên cạnh đó, chú ý điều trị nâng đỡ và dinh dưỡng đúng sẽ tăng thêm cơ hội điều trị thành công. Hiện nay, tại TPHCM, với sự phát triển các phương tiện điều trị ung thư như máy xạ trị mới, các thuốc chống ung thư, kể cả thuốc điều trị nhắm trúng đích, đã làm gia tăng hơn nữa kết quả điều trị bệnh lý này.

5 . Phương pháp chuẩn đoán bệnh ung thư hạch

Nếu phát hiện thấy cơ thể xuất hiện những khối u không rõ nguyên nhân, cần phải quan sát trong một thời gian. Nếu như khối u vẫn tồn tại không biến mất, dù không có cảm giác đau cũng cần phải đi đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán.
 
Khi bác sỹ nghi ngờ là bị ung thư hạch, có thể tiến hành kiếm tra hạch bạch huyết hoặc mô ở những chỗ đau hay các cơ quan để có kết luận chính xác. Các bác sỹ khuyến cáo, chẩn đoán ung thư hạch không được tiến hành một cách mù quáng, bởi vì mức độ tổn thương của các bộ phận và phạm vi ảnh hưởng là không giống nhau thì biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau, tiến hành chẩn đoán một cách mù quáng chỉ càng làm tăng tỷ lệ chẩn đoán sai.
Vì vậy nhất định phải chú ý đến các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch, tiến hành kiểm tra hệ thống.
 
 * Chẩn đoán hình ảnh:
Kiểm tra siêu âm:
Kiểm tra siêu âm có thể phát hiện ra hạch bạch huyết có đường kính lớn hơn 2cm, nhưng không thể xác định được hạch bạch huyết to lên là do khối u xâm lấn, phản ứng hạch tăng sản hay triệu chứng viêm mãn tính, kiểm tra siêu âm có thể phát hiện ra tình trạng gan tỳ sưng to hoặc những khối u trong gan tỳ.
Chụp CT, cộng hưởng MRI và kiểm tra âm thanh hình ảnh:
Có thể phát hiện những tổn thương hạch bạch huyết và tổn thương gan tỳ ở bên trong ngực, sau màng bụng, màng treo ruột.
Khi kiểm tra phát hiện có khối u trong cơ thể, bác sỹ sẽ lấy một ít mô của khối u để tiến hành sinh thiết chỉ số khối u, xác định khối u lành tính hay ác tính. Kiểm tra này thích hợp với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hạch bạch huyết sưng to.
 
* Sinh thiết chỉ số khối u:
Sinh thiết hạch:
U hạch ác tính thường được xác định bằng cách kiểm tra bệnh lý, thường kiểm tra chỉ số bệnh lý của hạch bạch huyết.
 
Xét nghiệm máu:
Những bệnh nhân bị ung thư hạch Hodgkin thì số lượng các tế bào máu trắng bình thường. Những bệnh nhân bị ung thư hạch không Hodgkin thì số lượng tế bào máu trắng sẽ nhiều hơn so với những người bình thường, tế bào hạch tương đối hoặc tuyệt đối tăng nhiều.
 
Sinh thiết tủy:
Tỷ lệ ung thư hạch xâm lấn vào tủy có thể lên đến 40% - 90%. Do tầm quan trọng của biểu hiện lâm sàng trong việc kiểm tra tủy nên cần phải chọc hút sinh thiết 1 lần, thậm chí là hơn 1 lần.
 
Sinh thiết gan:
Trong ung thư hạch không Hodgkin, tế bào hạch nhỏ và tế bào phân hóa nhỏ dễ xâm lấn gan hơn tế bào phân hóa lớn.
 
Sinh thiết:
là phương pháp không thể thiếu để chẩn đoán chính xác. Thường lấy hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách.
 
Nội soi trung thất Mediastinoscopy:
Nội soi trung thất có thể đi từ niêm mạc bên ngoài ngực vào màng liên kết để tiến hành sinh thiết, tương đối đơn giản an toàn.
 
Nếu như sau khi kiểm tra được chẩn đoán chính xác là bị ung thư hạch. Đầu tiên không nên lo lắng, nhất định phải căn cứ vào tình hình cụ thể để phán đoán phải trị liệu như thế nào, tiến hành tư vấn các khía cạnh khác nhau.
 
Ung thư hạch thường không dễ để làm phẫu thuật đặc biệt là khi khối u đã chèn ép lên các dây thần kinh hoặc ở rất gần các mạch máu lớn. Lúc này nên tiến hành điều trị tổng hợp, sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, sẽ đạt được hiệu quả điều trị tương đối tốt.
 
* Bệnh Lymphôm không Hodgkin được chẩn đoán bằng cách:
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch lymphô vùng cổ, nách, bẹn đồng thời, kiểm tra vùng bụng để xem gan lách có to ra hay không.
- Xét nghiệm máu: cần chú ý kết quả Lactate Dehydrogenase vì đây là một chất sẽ tăng cao nếu bệnh diễn biến nặng.
- Chụp X quang ngực
- Siêu âm
- Sinh thiết hạch: bác sĩ sẽ mổ lấy trọn hạch hoặc một phần hạch và gửi thử giải phẫu bệnh.

6 . Làm thế nào để phòng tránh bệnh?

Hiện chưa có nguyên nhân ung thư hạch cụ thể, rõ ràng được các nhà khoa học đề cập tới. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trên như: độ tuổi, giới tính, di truyền, béo phì hay phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường ngoài.
 
Ngoài ra, những triệu chứng của bệnh không được biểu hiện cụ thể và rất dễ nhầm với nhưng loại bệnh thông thường khác xuất hiện trên cơ thể. Đây cũng là lí do vì sao, chúng ta chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, công tác điều trị gặp nhiều khó khăn.

7 . Chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch

Bệnh nhân ung thư hạch thường được chăm sóc từ dịch vụ chăm sóc nhằm giúp giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến bệnh và các phương pháp điều trị bệnh.
 
Một bệnh nhân UT hạch có thể gặp phải vấn đề với nhiễm trùng hoặc số lượng máu thấp. Mặc dù các phương pháp điều trị đối với bệnh ung thư hạch có thể giảm bớt tình trạng bệnh nhưng bên cạnh đó cũng có thể có những triệu trứng phụ rất cần đến sự chăm sóc giảm nhẹ đối với mỗi bệnh nhân.

8 . Phương pháp điều trị để ngăn ngừa nhiễm trùng

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng virus:
Bệnh nhân sau khi điều trị ung thư hạch với thuốc hóa trị liệu có thể có nguy cơ cao lây nhiễm virut chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, như nhiễm virut CMV và viêm phổi.
 
Một loại thuốc chống virus như Acyclovir thường được sử dụng nhằm ngăn chặn nhiễm trùng CMV. Để giúp ngăn ngừa viêm phổi, có thể sử dụng kháng sinh sulfa. Phương pháp điều trị khác có thể có sẵn đối với những người bị dị ứng với thuốc sulfa.
 
Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng virus cũng được đưa ra để điều trị nhiễm trùng. Thông thường, nhiễm trùng hoạt động cần liều cao hơn hoặc các loại thuốc khác nhau so với những người sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
 
Cho dù ung thư hạch đang được điều trị hay không, điều quan trọng là phải có điều trị để giảm các triệu chứng. Đây là loại hình điều trị, đôi khi được gọi là chăm sóc giảm nhẹ, có thể được đưa ra cùng với việc điều trị ung thư cũng như khi kết thúc quá trình điều trị.
 
Đôi khi, đối với các phương pháp điều trị, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng tương tự như các phương pháp điều trị được sử dụng để điều trị. Ví dụ, khi hạch bạch huyết trở nên to hơn, chúng có thể bám vào dây thần kinh và gây đau.  Xạ trị đối với các khu vực này có thể giúp giảm đau. Có thể sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen và một số thuốc tương tự.
 
Buồn nôn và chán ăn có thể được điều trị bằng thuốc và với các loại thực phẩm chứa nhiều calo. Nếu u lympho đã lan đến phổi, bệnh nhân có thể thở ngắn hơn. Có thể sử dụng  Oxygen để giúp điều trị triệu chứng này.
 
Điều quan trọng là bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị về bất cứ triệu chứng nào đó bao gồm bất kỳ tác dụng phụ của điều trị để có thể kiểm soát hoặc làm giảm bớt các triệu chứng.

9 . Ung thư hạch nên ăn gì ?

Ung thư hạch vốn là một loại khối u ác tính phát triển tại tuyến hạch gây nên hạch sưng cho những phần khác. Đây là bệnh ung thư có khả năng điều trị thành công cao do khối u dễ nhận biết và ngay cả khi ở giai đoạn trễ, bệnh cũng có thể được các bác sĩ chữa khỏi được.
 
Ung thư hạch do nằm bên ngoài các bộ phận cơ thể nên các thực phẩm dành cho ung thư hạch và vấn đề ung thư hạch nên ăn gì không phải là vấn đề quá khó đối với người mắc bệnh ung thư.
 
UT hạch hầu như không phải kiêng cữ quá các thực phẩm nào nhưng có một số thực phẩm tốt cho người bệnh trước và sau khi điều trị bệnh. Chế độ ăn uống nên có đủ 4 loại tinh bột, đạm, béo, rau xanh và trái cây.
 
Tinh bột hay có trong những loại thực phẩm hàng ngày như gạo, lúa mì, khoai tây, sắn… tinh bột có thể ăn trong bữa ăn hàng ngày đều không gây cảm giác chán ăn cho người bệnh. Còn một lý do nữa là tinh bột được chế biến làm nhiều món, như cơm, cháo, súp…khiến cho người bệnh rất dễ nuốt trong khi ăn.
 
Đạm, béo là những chất cần có để cung cấp năng lượng và cơ bắp vào cơ thể. Hơn nữa còn tạo ra hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Để cung cấp các chất đạm, béo, món ăn phải có đầy đủ thịt, cá, đặc biệt là thịt cầm cùng với những loại dầu thực vật có chứa omega 3,6,9.
 
Vitamin và khoáng chất là những chất mà người bệnh cũng cần phải có để có thể tăng cường hệ miễn dịch cũng như chống oxy hóa cho cơ thể, chống lại các tác dụng phụ trong việc điều trị và thuốc uống hàng ngày. Hoa quả và rau xanh ăn được càng nhiều thì càng tốt và không phải tránh những loại nào.
 
Nếu như người bệnh có dấu hiệu suy nhược, sút cân nhanh thì cho người bệnh uống thêm sữa và các sản phẩm có từ sữa là sữa bột, sữa chua, bánh sữa, váng sữa để người bệnh nhanh chóng lấy lại được sức khỏe trước vào sau khi điều trị.
 
Nói tóm lại, ung thư hạch hay bất kỳ một loại ung thư nào khác nếu như ăn được càng nhiều càng tốt, chỉ nên giảm những loại thức ăn có chứa dầu mỡ, thức ăn cay nóng và thức ăn có chứa các chất kích thích. Bệnh nhâ ung thư cũng nên tập thể dục thường xuyên mỗi ngày nhẹ nhàng khoảng 30 phút hoặc có thể trước bữa ăn và ăn bất cứ lúc nào khi cơn đói xuất hiện để bổ sung tốt nhất vào cơ thể được tốt nhất.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU