Đông Y thái phương
Ung thư phổi giai đoạn cuối hàng năm lấy đi rất nhiều sinh mạng con người trên thế giới, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo và lưu ý để giảm thiểu căn bệnh nguy hiểm này nhưng vẫn có đến 40% bệnh nhân ung thư phổi khi phát hiện đã không còn cơ hội cứu chữa.


 

1 . Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?

 
Có một thực tế cho thấy rằng dù các dịch vụ y tế ở nước ta đã và đang được đầu tư rất lớn nhưng việc đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm ung thư ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
 
Nhiều người khi đi khám được các bác sỹ chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối đều có tâm lý chung là lo lắng và sợ hãi trong đó có bệnh ung thư phổi. Vậy ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?
 
Ung thư phổi giai đoạn cuối là môt thuật ngữ dùng để chỉ những trường hợp phát hiện khi tế bào ung thư đã có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối là ho, ho ra máu, khó thở, cơ thể sút cân, suy nhược, mệt mỏi, nổi hạch…
 
Tuy căn bệnh ung thư phổi rất dễ phát hiện và phòng ngừa nhưng hàng năm nó vẫn lấy đi sinh mạng của biết bao người. Những đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh này là những người thường xuyên hút thuốc lá và những người xung quanh họ phải hút thuốc lá một cách thụ động.
 
ó tới 40% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn với các triệu chứng đau đớn, ho, hay sụt giảm cân trầm trọng…
Ung thư giai đoạn cuối nói chung và ung thư phổi giai đoạn di căn nói riêng rất khó chữa. Vì thế, nếu được chẩn đoán mắc bệnh nhiều người chỉ nghĩ tới cái chết. Họ nghĩ việc chữa trị chỉ thêm vô ích và từ bỏ hoàn toàn cơ hội sống.

2 . Triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

–Cảm giác đau ở lưng, ngực, vai , cánh tay hay bị sưng ở cổ và khuôn mặt. Các cơn đau xuất hiện do ung thư giai đoạn cuối lây lan gây gãy xương khiến bệnh nhân đau đớn.
 
– Bệnh nhân luôn trong tình trạng khó thở, thở khò khè, ho nhiều ra máu và đau tức vùng ngực gây buồn nôn. Triệu chứng này do khối u làm tắc nghẽn đường thở
 
– Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc sống, dường như ai cũng có những linh cảm đặc biệt. Bệnh nhân thường suy nghĩ lo lắng nhiều, trầm cảm nặng và mất ngủ.
 
– Các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng khiến cho các dây thần kinh, tim mạch và họng cũng bị ảnh hưởng, mí mắt bị chảy xệ, nhịp tim thì rối loạn bất thường, bệnh nhân cũng cảm thấy khó nuốt hoặc đau đớn khi nuốt vì các tế bào ung  thư xâm lấn đến thực quản.
 
– Việc lo lắng quá nhiều cũng như bị bệnh tật hành hạ khiến bệnh nhân bị sút cân nhanh chóng, gầy sọp đi trông thấy.
– Thở nhanh và tràn màng dịch phổi: thở nhanh và tràn màng dịch phổi cũng là biểu hiện của ung thư phổi giai đoạn cuối.
 
Trên đây là những đặc điểm biểu hiện của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.Các bệnh nhân khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này không nên bi quan mà hãy tích cực điều trị bệnh nhằm kéo dài thời gian sống của mình.

3 . Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Người bệnh mắc ung thư phổi thường khối u di căn khá là nhanh và rất nhiều bệnh khi đi khám phát hiện khối u di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Bác sĩ điều trị lúc này chỉ điều trị theo triệu chứng giảm đau, giảm nhẹ chứ không thể điều trị theo các phương pháp thông thường như hóa trị mà người bệnh ung thư ở giai đoạn sớm điều trị.
 
Vì thê, người thân những người bệnh luôn có thắc mắc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào cho đúng để giúp người bệnh duy trì được sức khỏe cùng tinh thần, kéo dài thêm từng ngày sống cho họ.
 
Quan tâm đến môi trường xung quanh:
Môi trường xung quanh rất dễ tác động đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là phòng bệnh nhân. Nên để căn phòng cho không khí thoáng mát chứ không nên quá kín dễ khiến căn phòng sinh ra ẩm mốc.
 
Người chăm sóc nên dọn dẹp căn phòng lúc nào cũng sạch sẽ nhất để tránh cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nên nhắc nhở người bệnh không nên ra ngoài đến nơi có nhiều khói bụi như ở ngoài đường mà chỉ nên đi lại nơi có không khí trong lành nhiều cây xanh.
 
Chế độ ăn uống:



Ăn uống quyết định một phần vào trong liệu pháp điều trị của bác sĩ. Căn bệnh ung thư nếu người bệnh ăn được thứ gì cứ cho họ ăn nếu thứ đó tốt cho sức khỏe của người bệnh. Người chăm sóc không chỉ là người chỉ chăm lo đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn là người nội trợ tài ba nấu các món ăn đẹp mắt và có đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.
 
Những loại thực phẩm mà khuyến khích người bệnh ăn đó là những thực phẩm có nhiều protein, vitamin, calo cung cấp năng lượng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
 
Chú ý thay đổi về sức khỏe người bệnh:
Người bệnh mắc ung thư phổi hay có nhiều biến đổi về triệu chứng, triệu chứng hay gặp nhất là ho lẫn đờm và máu… và đặc biệt là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối người bệnh thường xảy ra những trường hợp bất thường nguy hiểm cho người bệnh nên người chăm sóc cần hết sức chú ý mỗi khi bệnh nhân có sự thay đổi về sức khỏe.
 
Chăm sóc tâm lý người bệnh:
Sức khỏe không chỉ quan trọng mà tinh thần cũng khá quan trọng với người mắc bệnh ung thư phổi. Người bệnh luôn thường trực nỗi lo sợ chờ chết và những cơn đau họ phải trải qua. Cho nên, người thân ở bên cạnh bệnh nhân cần chia sẻ an ủi họ từng ngày, nhưng không nên có sự thương hại vì làm như thế, người sẽ cảm thấy tủi thân hơn.
 
Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối tuy khá là khó khăn vất vả nhưng nếu biết yêu thương người bệnh một cách chân thành, bạn có thể giúp họ vượt qua được căn bệnh từng ngày

4 . Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư phổi là căn bệnh đáng sợ và khá phổ biến ở nước ta. Có nhiều con đường có thể dẫn tới bệnh, trong đó nguyên nhân chính được xác định là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên. Nếu mắc ung thư phổi giai đoạn cuối liệu có cơ hội chữa khỏi không và nếu có đâu sẽ là bệnh viện tốt nhất?
 
Ung thư giai đoạn cuối nói chung và ung thư phổi giai đoạn di căn nói riêng rất khó chữa. Vì thế, nếu được chẩn đoán mắc bệnh nhiều người chỉ nghĩ tới cái chết. Họ nghĩ việc chữa trị chỉ thêm vô ích và từ bỏ hoàn toàn cơ hội sống.
 
Nếu không may mắn mắc bệnh này, tất cả người bệnh nên dũng cảm đối diện. Nếu được điều trị tốt tiên lượng cao.
 

5 . Phòng ngừa ung thư phổi giai đoạn cuối

-Nói không với thuốc lá, tất cả các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cần loại bỏ.
-Duy trì khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng trong việc tầm soát bệnh.
-Khi thấy các dấu hiệu ung thư phổi cần khám ngay lập tức, không để tới lúc nặng mới khám. 1 vài triệu chứng hay gặp cần cảnh giác như: ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực khó thở, thở khò khè, giảm cân nhanh trong thời gian ngắn
 
-Phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống tích cực: vận động thường xuyên, chăm chỉ tập thể dục, tăng cường chất xơ từ thực phẩm hằng ngày như cam, nho, táo.
 

6 . Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cần được chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn uống không thích hợp sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng phục hồi sức khỏe. Do vậy mà những người chăm sóc bệnh nhân ung thư nên trang bị cho mình những kiến thức về dinh dưỡng để đảo bảo cho người bệnh một chế độ ăn uống hợp lý
 
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi cần được tăng cường các chất dinh dưỡng một cách hợp lý, nguyên nhân là do bệnh nhân ung thư tiêu hao năng lượng khá nhiều, do vậy mà cần lượng đạm và calo nhiều hơn những người bình thường, nếu như bệnh nhân có biểu hiện suy dinh dưỡng  phải bổ sung càng nhiều lượng đạm.
 
 Đạm tốt nhất là có nguồn gốc từ thực vật và một số ít từ động vật, ngoài ra chúng ta nên chú ý lựa chọn những loại thực phẩm ít chất béo, ít mặn và hàm lượng vitamin, khoáng chất phong phú sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của người bệnh.
 
Ngoài việc  xem xét về hàm lượng dinh dưỡng, chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư còn phải chú ý tới các yếu tố kháng ung thư có trong các loại thực phẩm. một số loại thực phẩm sẽ có nguy cơ thu hút  hút các tế bào ung thư, nhưng bên cạnh đó cũng có những thực phẩm có công dụng đề kháng ung thư rất tốt, mà người bệnh cần được bổ sung. Trong một số nghiên cứu khoa học, các loại thực phẩm rất hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư như: bắp cải, cà rốt, tỏi, đậu nành,  . . .
 
Bên cạnh đó, việc ăn uống còn bị chi phối rất nhiều tới môi trường xung quanh, nấu những loại thực phẩm mà người bệnh ung thư thích, có thể tăng cường lượng tiết dịch ở dạ dày, kích thích quá trình ăn uống và nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nên tạo không khí vui tươi, thoải mái cho bệnh nhân trong các bữa ăn sẽ giúp ích rất sự thèm ăn.
 
Thức ăn là một yếu tố cơ bản trong quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. do vậy mà những người chăm sóc bệnh nhân ung thư nên chú ý. Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cần được cung cấp đầy dủ các chất dinh dưỡng, để có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức chịu đựng của bệnh nhân trong quá trình điều trị
 
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cần phải chú ý tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra chế độ ăn uống hợp lý, áp dụng những phương thức như : chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nấu mềm đồ ăn... sẽ đem lại những tác động tiêu cực cho quá trình điều trị bệnh, tăn cường lượng calo cho bệnh nhân, nâng cao hệ thống miễn dịch.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU