Đông Y thái phương
Nguyên nhân gây bệnh trĩ thì nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do nóng trong, táo bón, đây cũng là yếu tố làm cho bệnh Trĩ phát triển nhanh chóng. Vì vậy đối với người bị bệnh trĩ cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý, hài hòa để hạn chế bệnh phát triển. Vậy người mắc bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh nhanh chóng khỏi thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

1/ Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì

Trước tiên tìm hiểu bệnh trĩ là gì?. Bệnh trĩ còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.
Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh trĩ nội:  chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.
  • Bệnh trĩ ngoại:  có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.  Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.
Ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp là xuất hiên đồng thời cả trĩ ngoại và trĩ nội cùng một lúc gây nên những triệu chứng khá nghiêm trọng.
bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Có nhiều yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ như: đứng nhiều, ngồi nhiều (nhân viên bàn giấy, thợ may), làm việc nặng nhọc(khuân vác); táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính… Nhưng trong đó chế độ ăn không hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng.
Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bệnh nhân mắc bệnh trĩ có một chế độ ăn hữu ích.
 

2/ Người bị trĩ nên ăn gì?

Người bệnh trĩ nên uống nhiều nước:

  • Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.
  • Một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…
  • Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.
  • Nước trái cây đặc biệt là nước của các loại quả mọng, có màu đậm sẽ giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ. Uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp nói trên mỗi ngày
  • Ngoài ra nên ăn loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
  • Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.
bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì

Người bệnh trĩ nên ăn thức ăn có nhiều chất xơ:

  • Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.
  • Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì

Người bệnh trĩ nên sử dụng thực phẩm nhuận tràng

  • Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.
  • Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
  • Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
  • Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.
  • Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
  • Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...
bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì

Người bệnh trĩ nên ăn nhiều thức ăn chứa sắt:

  • Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), ...
  • Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.
  • Thịt rùa: có tác dụng tốt cho người bị trĩ đại tiện ra máu lâu, có công hiệu bổ máu.
  • Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảmbúi trĩthòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ:

  • Trong mỗi bữa ăn, nên dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn.
  • Trong món súp hay bất kỳ món ăn nào thích hợp, hãy dùng dầu ô liu và dầu lanh.
  • Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên

Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ:

  • Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má... cũng rất có ích cho người bị bệnh trĩ.
  • Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, khắc phục thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là khu vực hậu môn.
  • Curcumin (hoạt chất chính có trong củ nghệ có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

3/ Người bị trĩ nên kiêng gì?

Đối với người bị trĩ nên kiêng một số loại sau:

  • Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.
  • Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
  • Những gia vị cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, hành... gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
  • Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột.
  • Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.
  • Kiêng tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng trước đó.
bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì

4/ Một số thảo dược tốt cho người bệnh biết bệnh nên ăn gì và kiêng ăn gì

Khi bị trĩ ra máu, có thể dùng một trong những bài thuốc nam sau đây để cầm:

  • Lá huyết dụ tươi (40 g), lá cây sống đời tươi (20 g), lá cây cỏ mực tươi. Ba loại rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.
  • Mấu củ sen khô, cỏ mực, mỗi loại 20 g cùng 16 g lá trắc bá. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.
  • Lá sen tươi, lá ngải cứu tươi, lá trắc bá tươi, lá cây cỏ mực tươi, mỗi loại 30-40 g. Tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống (hoặc làm thang sắc uống), trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
  • Rau rau riếc cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ.
  • Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón.
 
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU