Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận là một trong những biến chứng nặng nề nhất đối với những người bị bệnh tiểu đường bởi vì nó có thể dẫn đến tàn phế và tử vong do người bệnh bị suy thận rất cao, nhất là trong những trường hợp không có khả năng lọc máu và ghép thận. Ngoài ra biến chứng suy thận còn làm ảnh hưởng xấu đến sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng mãn tính khác.
1. Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào?
Bệnh tiểu đường, kẻ giết người thầm lặng, xảy ra khá phổ biến nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào? Là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dưới đây là một số những hiểu hiện giúp bạn sớm phát hiện căn bệnh này nhằm có giải pháp chữa trị kịp thời.
- Thường xuyên vào nhà tắm vào ban đêm
Người bị bệnh phải vào nhà tắm nhiều lần để thải lượng glucozơ thoát khỏi máu do thận yếu, thường xảy ra khá nhiều lần vào ban đêm.
- Hay bị khát nước
Bạn thấy khát hơn bình thường vì cơ thể cần bổ sung nước. Hai triệu chứng này gắn liền với nhau và chúng ta phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Giảm cân quá nhanh
Nếu một người bị giảm 10-20 pound chỉ trong 2 hoặc 3 tháng. Đó là sự giảm cân không lành mạnh, có thể do lượng đường trong máu cao, vì hocmon insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo.
- Hay cảm thấy đói
Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động.
- Những triệu chứng trên da
Da bị ngứa và khô cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, đặc biệt da ở những vùng kín như cổ hoặc nách. Tiến sĩ Collazo-Clavell, giải thích ở những người này thường đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao. Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.
- Vết thương chậm lành
Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành. Nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.
- Nhiễm nấm men
Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.
- Cảm giác mệt mỏi và khó chịu
Lượng đường trong máu cao, theo thời gian, nó làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và người bệnh dễ cáu kỉnh.
- Giảm thị lực
Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa.
- Ngứa ran hoặc tê
Chân và tay bị ngứa ra, tê, đau rát hoặc sưng, do thần kinh bị hư hại. Nếu lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn. Vậy nên chúng ta phải kiểm soát lượng đường trong máu một cách nhanh nhất có thể.
2. Bệnh tiểu đường biến chứng
Các
biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
- Tổn thương thần kinh
Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
- Tổn thương thận
Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và suy thận.
- Tổn thương mắt
Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
- Bệnh lý mạch máu và tim
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.
- Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
-
Chậm lành vết thương
Lượng đường cao làm cho các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu. Vì vậy, bất kỳ vết thương nào trên cơ thể đều cần thời gian khá dài để chữa lành. Mặt khác, tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh tê liệt, dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.
- Bệnh Alzheimer
Mối liên hệ giữa Alzheimer và
bệnh tiểu đường chưa rõ ràng, các chuyên gia nghiên cứu vẫn nhận thấy người mắc bệnh tiểu đường type 2 đều có nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer.
3. Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận
Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày một tăng, kèm theo chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, tuổi thọ trung bình của người dân cao hơn cũng làm cho tỷ lệ biến chứng mạn tính trong đó có biến chứng thận có điều kiện xuất hiện và có xu hướng ngày càng tăng.
Tỷ lệ biến chứng thận nặng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 cao hơn bệnh nhân đái tháo đường typ 2, nhiều nghiên cứu cho thấy tiến triển tự nhiên của bệnh thận do đái tháo đường bắt đầu là Micro-albumin niệu → protein niệu → suy thận.
Để hạn chế tổn thương thận do đái tháo đường, ngoài vấn đề kiểm soát đường huyết còn phải phối hợp điều trị tốt các yếu tố nguy cơ và tăng huyết áp, quan tâm tới một chế độ ăn hạn chế đạm và muối khi bạn đã bị suy thận.
* Giải phẫu chức năng của thận
Đơn vị giải phẫu và chức năng của thận được gọi là nephron, mỗi thận chứa khoảng 750.000 – 1200.000 nephron. Mỗi nephron cấu tạo gồm cầu thận và ống thận (ống lượn gần, quai henle, ống lượn xa, ống góp, ống thẳng)
Bao quanh hệ thống ống thận có một mạng mao mạch rất phong phú, lưu lượng máu qua cả hai thận vào khoảng 1200ml/phút. Áp suất các động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến vào khoảng 100mmHg, khi đến mao mạch quanh ống thận áp suất chỉ còn 13 mmHg. Áp suất trong mao mạch cầu thận cao ( do tiểu động mạch đi có sức cản lớn) làm cho dịch lọc liên tục vào bao Bowman, áp suất trong mao mạch quanh ống thận thấp giúp cho dịch được tái hấp thu liên tục vào các mao mạch.
Lưu lượng lọc cầu thận là lượng dịch lọc được tạo ra trong 1 phút ở cả 2 thận vào khoảng 125 ml/phút. Một ngày lượng dịch lọc được tạo ra từ cầu thận khoảng 180 lít ở người bình thường.
* Một số
dấu hiệu của bệnh thậnthường gặp
- Đau lưng
+ Bệnh ở thận: Thường chỉ là tưng tức vùng hông lưng phía sau, sát gần xương sườn, đôi khi có sốt.
+ Sỏi niệu quản: Có khi là cơn đau lăn lộn, đau từ sau lưng “chạy” xuống bộ phận sinh dục.
- Phù
Thường là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.
- Sự thay đổi màu sắc và độ trong của nước tiểu
Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt; nếu uống nước ít thì nước tiểu sẽ có màu vàng sậm. Đôi khi màu nước tiểu hơi đùng đục, nhất là vào buổi sáng.
Khi nước tiểu vẩn đục một cách bất thường, thì các khả năng có thể là do bị bệnh ở thận hoặc bàng quang, cũng có thể do nhiễm trùng đường tiểu (nước tiểu có vi khuẩn, mủ... ).
Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đi khám, làm siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu, soi bàng quang... để xác định bệnh chính xác.
* Các dấu hiệu cần quan tâm để đi kiểm tra chức năng thận
Ngay khi có một trong những dấu hiệu toàn thân sau
- sốt
- mệt mỏi
- chán ăn, buồn nôn
- xanh xao
- gày sút
- phù
hoặc có các dấu hiệu cơ năng như:
- đau lưng hoặc đau bụng
- nhức đầu, mờ mắt
- khó thở
hoặc có sự biến đổi bất thường về màu sắc, số lượng nước tiểu như:
- Tiểu ít
- Tiểu buốt
- Tiểu đục
- Tiểu đỏ
- Đi tiểu nhiều lần
Nếu có triệu chứng đau lưng kèm theo nước tiểu đục, hãy đến ngay bệnh viện để khám vì gần như chắc chắn bạn đã bị
bệnh thận.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp