Đông Y thái phương
Câu hỏi bệnh tiểu đường ăn  gì ? luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người, bởi đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng chế độ dinh dưỡng.


 Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường được bác sĩ điều trị căn dặn rất kỹ về vấn đề ăn uống. Vậy những người mắc bệnh tiểu đường ăn  gì  để sống khỏe mạnh và cải thiện bệnh tốt hơn?

Theo các bác sĩ, chỉ riêng việc giảm cân đã là cách điều trị có hiệu quả, không cần dùng đến thuốc hoặc dùng với liều lượng rất ít và chỉ trong thời gian ngắn. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường...

1 . Bệnh tiểu đường ăn gì ?

Theo thông tin chia sẻ từ bác sĩ Ngỗ Văn Quỹ và Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc trung tâm dinh dưỡng thành phố) trên báo Sức khoẻ Đời sống, Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,... hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng.
 
Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.
Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn  toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.

2 . Bệnh tiểu đường có ăn được cam không?




Tác dụng của quả cam:

Cam là loại quả được ưa thích nhất trên thế giới. Loài cây này được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á và những nơi có khí hậu ấm áp.
Trong cam có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như: chất xơ, vitamin C, thiamin, folate và chất chống oxy hóa,..
Tại Việt Nam, cam dễ mua với giá thành tương đối rẻ, lại dễ ăn nên thường là loại quả không thể thiếu khi đi thăm người ốm. Loại quả này được tạo thành chủ yếu từ carbs và nước nên rất bổ dưỡng cho những ai đang muốn phục hồi thể trạng

Bệnh tiểu đường có ăn được cam không?

Cam phù hợp với người ốm bệnh vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn được cam không? Trên thực tế, đây là loại quả rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường và được nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ điều trị khuyến khích sử dụng.

Như bạn đã biết, người bị tiểu đường nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Trong khi đó, cam có rất nhiều chất xơ. Trong 1 trái cam có chứa khoảng 18% là chất xơ, rất cao so với các loại trái cây khác. Mặc khác, hàm lượng đường của cam có chỉ số glycemic thấp, dao động 31 – 51. Do thành phần chủ yếu là carbs và nước, lại xếp hạng thấp về chỉ số đường huyết nên cam không gây đột biến về lượng đường trong máu.

Thêm vào đó, cam cũng được phân loại là một thực phẩm glycemic index thấp giúp giải phóng glucose từ từ vào máu. Ngoài ra, cam còn có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khẻ như: vitamin và khoáng chất, Phenolics, Carotenoid, Axit citric.
Trăn trở vấn đề người bị bệnh tiểu đường có ăn được cam không là một việc làm thừa thãi, loại quả này rất tốt cho sức khỏe nên bạn hãy mua về ăn ngay từ ngày hôm nay.

3 . Bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không?

Bệnh tiểu đường có được ăn sữa chua không? đây có lẽ là vấn đề nóng hiện nay nhiều người quan tâm. Bệnh tiểu đường khá phổ biến, đặc biệt thường xảy ra ở nam giới.

Việc mắc bệnh ở người tiểu đường thường gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, chế độ dinh dưỡng cần được kiêng cử khó khăn. Chính vì thế mà nhiều người đang lo lắng không biết nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt nhất cho bệnh.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào.



Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.

Đái tháo đường đang phát triển mạnh và gây ảnh hưởng đến 285 triệu người trưởng thành trên thế giới – chiếm 6,4% dân số trưởng thành trên toàn cầu. Đến 2030, con số này được dự báo tăng lên đến 438 triệu người hay 7,8% dân số trưởng thành trên toàn cầu.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Có thể là do mối quan hệ gia đình, chẳng hạn nếu cha mẹ bị đái tháo đường thì con của họ sẽ dễ bị đái tháo đường hơn. Một nguyên nhân khác đó là lối sống, bao gồm chế độ ăn và tập luyện, cũng giữ một vai trò quan trọng. Đái tháo đường tuýp 2 có khuynh hướng dễ xảy ra hơn ở người thừa cân.

Đái tháo đường thường đi kèm với bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh thận, mù mắt, tổn thương thần kinh, và đoạn chi. Đái tháo đường tạo ra những gánh nặng kinh tế do gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mới và số lượng các thương tật liên quan cùng xuất hiện. Hiện nay, người ta ước tính chi phí chăm sóc y tế hàng năm trên toàn thế giới cho bệnh nhân đái tháo đường vào khoảng 223 tỷ đô-la, con số này đang tiếp tục tăng lên theo tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường mới.

Đối với người bị bệnh tiểu đường, việc ăn sữa chua không hề ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh. Với lượng đường trong sữa chua rất ít vì thế sẽ không gây ảnh hưởng nguy hại đến bệnh. Đồng thời, đường trong sữa chua được lên men, vì thế rất tốt cho hệ tiêu hóa, và có tác dụng giúp hệ tiêu hóa họat động tốt hơn.

Có thể nói, sữa chua là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, viatmin, khoáng chất vì thế rất tốt cho việc chữa trị bệnh, tăng cường sức đề kháng… Đồng thời, sữa chua được biết đến là nguyên liệu làm đẹp vô cùng tuyệt vời, có khả năng duy trì tuổi thanh xuân.

Ngoài việc, điều trị bệnh bằng thuốc thì bệnh nhân bị tiểu đường cần phải kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Đây là yếu tố quyết định đến việc khỏi bệnh ở bạn. Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn là: rau xanh, trái cây, rau mâm xôi, quả óc chó, các loại hạt, dầu oliu, hạt lanh, ức gà, cá thu, cá hồi, yến mạch, ngũ cốc, lúa mạch, và các loại đậu đỗ…

Chế độ dinh dưỡng đối với những bệnh nhân tiểu đường vô cùng quan trọng, chính vì thế mọi người cần lưu ý trong việc ăn uống cẩn thận. Với những tìm hiểu về việc bệnh tiểu đường có được ăn sữa chua không trên đây hi vọng mang đến cho mọi người nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh tốt nhất.

4 . Bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không?


Những lợi ích của trứng vịt lộn:
Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.
Khi dùng chung với gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý...

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, trong trứng vịt lộn có chứa 13,6g protein , 12,4g lipit, 82mg canxi , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng...
Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C.
Tuy nhiên người bị bệnh tiểu đường có được ăn trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn tuy giàu đạm nhưng cũng chứa nhiều cholesterol, nhất là những cholesterol xấu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút...

Những người đã có sẵn bệnh cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim mạch, viêm gan... thì càng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Nếu ăn quá nhiều sẽ dần đến tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

5 . Bệnh tiểu đường có ăn được yến sào không?




Yến sào là một thực phẩm bổ dưỡng, rất đắt và không phải ai cũng mua dùng được. Đối với người bệnh tiểu đường thường phải thận trọng trong ăn uống nên nhiều người muốn hướng tới tìm một loại thực phẩm vừa bổ dưỡng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Khi đó, yến sào là một thực phẩm bổ dưỡng nghe có vẻ hợp lý nhưng có nhiều người lại băn khoăn không biết bị bệnh tiểu đường có được ăn yến sào không do việc chế biến có nhiều đường sợ làm tăng lượng đường trong máu. Vậy lí giải về vấn để này như thế nào?
Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe:

Yến sào là sản phẩm thực phẩm từ tổ yến từ lâu đã được biết đến và sử dụng làm thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng quý tại nhiều quốc gia. Yến sào có giá trị lớn về dinh dưỡng, gồm nhiều các loại dưỡng chất, protein cùng hơn 18 loại acid amin, các khoáng chất như: Ca, Mg, Zn, Fe… cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dùng yến sào còn rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Do trong yến sào có chứa chất Leucine có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu; chất Phynylalanine có tác dụng điều tiết đường huyết, đông máu, bên cạnh đó còn giúp tăng cường trí nhớ; chất Isoleucine phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, yến sào còn có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh chống lại sự tấn công của bệnh khác.
Người bệnh tiểu đường có nên ăn yến sào không?

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể và tốt cho người bệnh tiểu đường như đã nêu trên. Nếu là yến sào được làm từ 100% nước dãi của con chim yến, không chứa đường và người bệnh không phải lo lắng bị tăng lượng đường huyết. Tuy nhiên hiện nay chế biến món ăn từ yến sào phổ biến nhất là yến sào chưng với đường phèn khiến nhiều người lo ngại sẽ làm tăng lượng đường huyết và không dám ăn yến sào.

Khi đó, người bệnh có thể chọn loại yến sào không chứa đường hoặc chế biến món ăn từ yến sào bằng các cách khác như cháo tổ yến, các món hầm,… Như vậy, yến sào không phải là thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường nhé.

Cách chế biến yến sào tốt nhất cho người bệnh tiểu đường:
Những người bệnh tiểu đường có thể kết hợp yến sào với những nguyên liệu phù hợp như: thịt nạc, rau củ nhiều chất xơ, trứng… để tạo thành những món ăn bổ dưỡng vừa có tác dụng bổi bổ cơ thể lại không sợ ảnh hưởng tới tình trạng bệnh tiểu đường.
Bạn có thể chế biến các món ăn như cháo thịt bằm tổ yến, tổ yến chưng rau củ, tổ yến chưng trứng… rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

6 . Bệnh tiểu đường có dùng được mật ong không?

Từ xa xưa, mật ong đã được biết đến là một thứ chất lỏng lành, được kiểm chứng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và làm đẹp. Những tìm hiểu dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có dùng được mật ong không?

Lẽ thường, người bị bệnh tiểu đường phải kiêng ăn đồ ngọt. Nhưng mật ong tuy rất ngọt mà lại có khả năng trị bệnh tiểu đường và vì thế, với một lượng nhất định, mật ong có thể trở thành một trong những thực phẩm hữu ích đối với người bệnh.

Điều này đối với y học cổ truyền phương Đông không có gì mới lạ, bởi lẽ từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để phòng chống tiêu khát, một chứng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là tiểu đường.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọng.

Thành phần chính của mật ong là đường đơn (glucoz và levuloz chiếm khoảng 70%), hấp thu và tạo năng lượng nhanh trong cơ thể. Trong mật ong chứa nhiều phấn hoa có hàm lượng các loại vitamin và khoáng vi lượng cao và đa dạng. Do vậy, mật ong có tác dụng cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể khi bị thiếu hụt hoặc cạn kiệt do lao lực hay chế độ dinh dưỡng kém.

- Một trong những đặc tính của Mật Ong là giúp chữa lành vết lở loét cho bệnh nhân tiểu đường
Ở các bệnh nhân tiểu đường, các vết thương dù nhỏ nhất cũng rất khó lành, nhiều khi phải tiến hành cắt bỏ tay, chân. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đã khám ra một phương thuốc chữa trị hiệu quả cho các bệnh nhân tiểu đường.

- Đối với bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng insulin, mật o­ng được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc quá liều, dẫn đến bị hạ đường huyết, thậm chí hôn mê.

Trong những trường hợp như vậy, uống một chút mật o­ng sẽ là cách cấp cứu kịp thời, làm tăng nhanh lượng gluco trong máu, giúp hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do dùng thuốc quá liều gây nên. Đây thực sự là biện pháp rất đơn giản mà những bệnh nhân tiểu đường và gia đình cần ghi nhớ.

Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những vết lở loét thường rất khó chữa do khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể rất kém. Thậm chí nếu vết loét quá sâu và nặng thì phải “đoạn chi” (cắt cụt tay, chân). Tuy nhiên những phát hiện mới nhất cho thấy: mật ong có thể giúp chữa trị hiệu quả chứng lở loét nguy hiểm này.

Đối với người bị đái tháo đường, mỗi ngày không nên uống quá 2 muỗng canh mật ong. Khi thấy hạ đường huyết thì dùng không quá 1 muỗng/lần. Cần lưu ý là mức đường huyết (glucoz trong máu) ở người bình thường là 1g/lít, nếu uống 4-5 muỗng mật ong một lúc sẽ làm cho đường huyết tăng lên gấp 5 lần gây choáng váng, khó thở...

Bị tiểu đường type II, khi dùng mật ong liều lượng, do tụy tạng hoạt động kém không tiết đủ insulin để biến nhanh đường glucoz thành glycogen dự trữ, làm cho đường huyết lên quá cao gây nên các triệu chứng xây xẩm, buồn nôn, nhức đầu... Khi dùng mật ong cần chia ra vài ba giờ uống 1-2 muỗng chứ không nên uống dồn một lúc.

Nhưng trong trường hợp bị hạ đường huyết do quá liều thuốc điều trị hay do bất cứ nguyên nhân gì, thì bạn có thể uống một chút mật ong để giúp tăng nhanh lượng đường trong máu và hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do tình trạng này gây nên.

Nói như vậy không có nghĩa là người mắc tiểu đường chỉ được sử dụng mật ong khi hạ đường huyết. Nếu thích hương vị của mật ong bạn vẫn có thể sử dụng được chúng, nhưng chỉ nên ăn với một lượng rất nhỏ (khoảng 1 thìa cà phê trong ngày), cách xa bữa ăn và giảm bớt nguồn carbonhydrat (tinh bột, đường) từ các loại thực phẩm khác.

Khi sử dụng, bạn nên pha loãng mật ong với một cốc nước khoảng 200 ml để hạn chế sự tăng đường huyết đột ngột. Bạn cần lưu ý lựa chọn mật ong nguyên chất, không bị pha trộn đường mía hay loại đường nào khác.

Như vậy, có thể thấy, nếu được sử dụng đúng cách thì những người bệnh tiểu đường dùng mật ong hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU