Đông Y thái phương
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, ẩm thấp và áp suất không khí thường xuyên thay đổi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều người mắc chứng bệnh về đau xương khớp – một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta.

Đặc biệt thời điểm khi mùa Đông đến thời tiết chuyển sang lạnh buốt và ẩm ướt khiến không ít người mắc phải triệu chứng đau nhức xương khớp phải lo lắng vì làm cho cơn đau sẽ tái phát và mức độ đau tăng lên. Theo như ghi nhận của các chuyên gia về sức khỏe và các bác sĩ tại các bệnh viện, điển hình như Khoa Khớp Bệnh viện Bạch Mai, thường có sự gia tăng đột biến các trường hợp bệnh nhân mắc chứng xương khớp vào giai đoạn chuyển mùa như Thu - Đông và Đông - Xuân, đặc biệt là vào thời tiết lạnh. Những ngày này số lượng bệnh nhân đến khám rất đông, tăng gấp rưỡi so với những ngày thời tiết bình thường.

Nguyên nhân nào khiến mùa lạnh bệnh xương khớp xuất hiện nhiều?


Người bệnh thường thấy những cơn đau nặng hơn, đau buốt hoặc đau nhức, đôi khi lan rộng ra, khi thời tiết thay đổi nhất là khi trời trở lạnh. Cơn đau có thể đau tăng lên dần hoặc gây ra sung tấy đỏ ở các khớp, kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần. Theo Giáo sư Maxime Dougados, Trưởng khoa Xương khớp, Bệnh viện Cochin tại Paris, bên trong các khớp và gân tồn tại những ‘bộ thu’ (récepteur) về sự đau đớn và những ‘bộ thu’ này rất nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ và áp suất khí quyển. Những nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Cochin cho thấy thời tiết lạnh ẩm ướt có tác động đáng kể đến bệnh xương khớp, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 17 °C. Khi nhiệt độ xuống thấp như vậy các gân cơ thường bị co rút gây ra chứng vẹo cổ cấp do thời tiết lạnh, vận động khớp trở nên khó khăn hơn khiến bệnh nhân đi lại dễ bị ngã, dễ dẫn tới gãy xương. Đối với bệnh nhân mắc bệnh gút, thời tiết lạnh làm cho axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây tái phát viêm khớp cấp.Những bệnh nhận mắc phải chứng bệnh về xương khớp như bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… càng trở nên nghiêm trọng hơn.
 
Đặc biệt là ở người già, tình trạng thoái hóa khớp xương và đau tăng lên do các chức năng hoạt động của cơ thể suy yếu, dẫn đến khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được gân mạch. Hay gặp nhất là các trường hợp bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay mỗi khi sáng thức dậy, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.
 

6 bài thuốc dân gian giúp giảm đau xương khớp

 
Dân gian cổ phương đã biết sử dụng các dược liệu tự nhiên giúp giảm cơn đau xương khớp, các phương pháp này vẫn được rất nhiều bệnh nhân sử dụng tới ngày nay vì hiệu quả của nó. Dưới đây là 6 bài thuốc dân gian điển hình đó:

1. Thuốc xoa bóp từ Mã Tiền


Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hạt Mã Tiền là thứ luôn được mang theo bên mình của những chiến sĩ và họ luôn coi đó là vị thuốc không thể thiếu. Cách sử dụng hạt Mã Tiền của chiến sĩ ta là ngâm với rượu làm thuốc xoa bóp. Bằng cách ngâm Mã Tiền vào nước vo gạo, để 1 ngày đêm cho mềm, sau đó bóc vỏ, sao với cát cho vàng đậm, công đoạn cuối cùng là bỏ vào ngâm chung với rượu. Thuốc xoa bóp từ Mã Tiền đặc trị cực kì hiệu quả các chấn thương hay đau dây thần kinh, xương khớp.
Tuy nhiên, mã tiền rất độc khi sử dụng không đúng cách. Chính vì thế ngày nay có một bài thuốc dân gian đúc kết từ hơn 100 năm đã tạo ra bí quyết bào chế Mã Tiền cũng các thảo dược khác để giúp người bệnh điều trị các chứng bệnh về xương khớp, thoái hóa hiệu quả hơn và đặc biệt an toàn, không phải lo lắng vì độc tố của Mã Tiền. Đó chính là bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng. Dân gian cổ phương đã biết sử dụng các dược liệu tự nhiên giúp giảm cơn đau xương khớp, các phương pháp này vẫn được rất nhiều bệnh nhân sử dụng tới ngày nay vì hiệu quả của nó

2. Dùng lá ngải cứu trắng nướng nóng

Dùng lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn với muối sau đó đổ nước nóng lên, lấy lá ngải cứu muối ấm đắp vào khớp.Cách này sẽ giúp cơn đau giảm đi, sung khớp cũng giảm. Đối với những người có nguy cơ cao, dễ mắc các chứng đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể phòng bệnh bằng cách dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày.
 

3. Dùng đu đủ và mễ nhân sống


Lấy một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g.Rửa sạch 2 thứ rồi cho vào nồi nhỏ, đổ thêm một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng.Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng. Dùng lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn với muối sau đó đổ nước nóng lên, lấy lá ngải cứu muối ấm đắp vào khớp. Cách này sẽ giúp giảm cơn đau, sưng khớp cũng giảm. Đối với những người có nguy cơ cao, dễ mắc các chứng đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể phòng bệnh bằng cách dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày.
 

4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Dùng 5-10g lá lốt phơi khô ( cần khoảng 15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn tối và phải uống khi thuốc còn ấm. Một liệu trình điều trị phải đủ 10 ngày. Hoặc dùng rễ các cây bưởi bung, cỏ xước, vòi voi và lá lốt mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liên tục.
 

5. Dùng cỏ trinh nữ

Cỏ trinh nữ rất hiệu quả trong điều trị thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại. Dùngrễ trinh nữthái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, 1 ngày uống 2 lần. Có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần nếu dược liệu nhiều.

6. Dùng mật ong và bột quế

Ngoài giảm đau xương khớp, dùng mật ong và bột quế thường xuyên, bệnh viêm xương khớp mãn tính cũng có thể chữa khỏi.Phamột cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế, uống hai lần mỗi ngày. Cỏ trinh nữ rất hiệu quả trong điều trị thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại. Dùng rễ trinh nữ thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, 1 ngày uống 2 lần. Có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần nếu dược liệu nhiều.
Trên đây là 6 bài thuốc dân gian giúp người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi giảm đi nỗi lo đau xương khớp khi trời chuyển lạnh. Hãy thử 6 bài thuốc trên để mọi người có sức khỏe vững vàng trong mùa Đông này! 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU