Quai bị khi mang thai là một triệu chứng không thường xuyên xảy ra với phụ nữ ở thời kỳ thai nghén. Nên nếu bạn bị mắc phải bệnh khi mang thai thì cần hết sức chú ý , bởi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số triệu chứng ngiệm trọng cho thai dọa sảy thai, đẻ non, ..
1. Nguyên nhân của quai bị khi mang thai
Quai bị là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh, … đặc biệt bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mang thai.
Sau khi phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
2. Triệu chứng quai bị khi mang thai
-
Khi mới nhiễm virut quai bị bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng 1-2 ngày).
-
Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 – 4 ngày, chảy nước bọt.
-
Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau 1 hoặc vài ngày lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
-
Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
3. Điều trị quai bị khi mang thai
Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm nên nhanh chóng đi khám tại sơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị thường tập trung vào việc hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc bệnh nhân tốt, nhất là trong thời gian toàn phát.
Hạ sốt và giảm đau cách chườm ấm vùng má bị sưng.
Ngoài ra, điều trị cũng nhằm hạn chế những biến chứng có thể xảy ra như: viêm tụy, viêm khớp, viêm tuyến giáp, viêm khớp xương hàm, viêm màng não và hạn chế dùng kháng sinh cho thai phụ. Chỉ dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ khi có dấu hiệu bội nhiễm hoặc phòng bội nhiễm.
Thai phụ nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin, uống nhiều nước và tránh đi lại, nên nằm yêu, nghỉ ngơi hợp lý.
Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng.
Sau khi đã khỏi bệnh, cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyện hợp lý của bác sĩ về tình trạng của mình.
4. Ảnh hưởng của việc mẹ bầu bị quai bị khi mang thai
• Bạn có biết: virut quai bị có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.
• Sau khi mẹ bầu bị nhiễm virut quai bị thì sẽ phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.
• Nếu thai phụ đang ở giai đoạn 3 tháng đầu mà bị quai bị, người đó có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.
• Còn nếu bà bầu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
5. Cách phòng tránh bị quai bị khi mang thai
Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine. Vậy nên tốt nhất trước khi lên kế hoạch mang bầu, phụ nữ nên tiêm phòng quai quai bị.
Tiêm chủng quai bị được khuyến cáo là không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cũng không nên mang thai trong vòng hai tháng sau khi chích ngừa. Bởi vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi.
Ngoài ra, cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.
Hầu hết những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều được miễn dịch hoặc tiêm chủng quai bị. Tỷ lệ mắc quai bị ở thai phụ hiện nay chỉ còn 1/1000 trường hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
Vì vậy ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine và tuyệt đối không tiếp xúc với người có bênh hoặc nghi bị bệnh. Khi có dấu hiệu của quai bị thì thai phụ cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.
6. Một số loại thuốc bôi tại chỗ để giảm sưng đau khi bị quai bị khi mang thai
Kim hoàng tán 10g, long não 3g, nghiền nhỏ, hoà với giấm rồi bôi ngoài, mỗi ngày 1 lần, bôi đến khi hết sưng.
Thanh đại tán, tử kim đỉnh hoà với giấm rồi bôi ngoài.
Hoa xương rồng tươi bỏ lớp gai bên ngoài, rửa sạch rồi giã nát, dùng để đắp, mỗi ngày 2 lần.
Thuốc kháng sinh không phát huy tác dụng với bệnh này, không nên lạm dụng. Nếu kéo theo nhiễm vi khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh một cách hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Phải tăng cường công tác bảo vệ sức khoẻ trong kỳ mang thai, chú ý đề phòng thai nhi dị dạng.
Hi vong những chia sẻ trên của Đông Y Thái Phương sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm về phòng tránh, cách điều trị khi bị quai bị khi mang thai để có thể đảm bảo chó sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi được tốt nhất.
Tại Sao Bà Bầu Cần Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Và Tiêm Ở Đâu
Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai
Bài viết được quan tâm : Bảng cân nặng thai nhi
ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ
MONG MUỐN!!
TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY MẸ BẦU KHÔNG THỂ BỎ QUA
"Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh"
Bạn sẽ được:
Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có... và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp