Đông Y thái phương

Để có những đứa con khỏe mạnh và thông minh, mẹ bầu cần tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai các loại bệnh như: rubella, thủy đậu, viêm gan và một số loại bệnh khác để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.


TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY MẸ BẦU KHÔNG THỂ BỎ QUA

"Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh" 



Bạn sẽ được:

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có... và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác

 

Khi tiêm phòng trước khi mang thai các mẹ cũng cần chuẩn bị kiến thức về những điều sau:

1. Xác định thời điểm tiêm phòng phù hợp

Nếu đang trong độ tuổi sinh sản, sắp kết hôn hay đã lên kế hoạch về chuyện có em bé trong tương lai gần thì bạn đừng ngần ngại việc tiêm phòng trước khi mang thai 
 
Thời điểm tiêm phòng lý tưởng là trước 3-6 tháng thụ thai. Bạn có thể đến các điểm tiêm phòng dịch vụ tại xã, phường hoặc bệnh viện địa phương để đăng ký chủng ngừa theo nhu cầu vì trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai sức miễn dịch của thai phụ rất thấp.
 

2. Tìm hiểu về các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai 

Rubella
 
Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này. 
 
Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.
 
Viêm gan B
 
Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.
 
Thủy đậu
 
Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
 
Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.
 
Uốn ván
 
Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.
 
Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

3. Thăm khám cần thiết để thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai

– Tẩy giun sán trước khi muốn có thai vì bạn sẽ không thể tẩy giun trong khi đang mang thai. Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây lan chéo ngược lại.
 
– Bắt đầu uống bổ sung viên sắt và acid folic trước khi quyết định có thai 6 tháng để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Tiếp tục uống acid folic kèm với sắt đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn viên sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic.
 
– Kiểm tra răng miệng. Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu làm gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ). Ngưng việc sử dụng chất làm trắng răng, hiện chưa rõ những chất làm trắng đó liệu có an toàn cho thai nhi và thai phụ hay không. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai.
 
– Kiểm tra huyết áp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai vì huyết áp cao gây nhiều tình huống nguy hiểm cho tính mạng của cả bản thân người mẹ và thai nhi.
 

 
– Tầm soát bệnh đái tháo đường. Nếu mắc bệnh, nên kiểm soát đường huyết tốt và có sự tư vấn của bác sĩ về dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc trong thai kỳ.
 
– Tầm soát bệnh thiếu máu. Thiếu máu gây cảm giác yếu ớt và làm cho bà bầu lúc nào cũng mệt mỏi. Cần bổ sung viên sắt đầy đủ trước khi mang thai.

4. Địa chỉ tiêm phòng uy tín

Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hà Nội
 
– Trung tâm Y tế dự phòng
50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268
Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
 
– Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
 
– Bệnh viện Đại học Y Dược
Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.
 
– Viện Pasteur
Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352
 
– Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229

5. Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch tránh thai hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.

6. Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác 

7. Phụ nữ có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng cần tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

8. Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 - 24 giờ.

GỌI HOTLINE: 1900.4539 - 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN


  Bí quyết giảm đau lưng hiệu quả khi mang bầu
  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm :
dấu hiệu chuyển dạ

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU