Theo các bác sĩ chuyên ngành, thực tế, hầu hết các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng đẻ mổ lần 2, bởi khoảng cách sinh con giữa hai lần quá gần để sinh thường.
Theo một nghiên cứu quy mô lớn ở Mỹ, các chuyên gia đã kết luận rằng, để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, thời điểm tốt nhất để mang thai lần hai sau lần sinh mổ đầu tiên là 2 năm. Những người phụ nữ mang thai cách lần sinh mổ đầu dưới 18 tháng có nguy cơ nứt sẹo mổ gấp 3 lần so với phụ nữ sinh mổ ở khoảng thời gian dài hơn 2 năm.
Phụ nữ sinh mổ lần 2 cũng cần cẩn trọng với nhiều nguy cơ hơn, đây cũng là lý do nhiều người rất lo ngại khi lựa chọn phương pháp đẻ mổ. Trẻ được sinh ra khi mẹ mang thai lần 2 quá gần lần 1 cũng sẽ bị suy dinh dưỡng, sinh non, thiếu cân, vàng da, thính giác kém.
Theo các bác sĩ chuyên ngành, thực tế, hầu hết các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng đẻ mổ lần 2, bởi khoảng cách sinh con giữa hai lần quá gần để sinh thường. Tuy nhiên, sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hoặc chỉ định mổ luôn, hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định từ cơ sở y tế bạn theo khám trực tiếp.
Không còn những bất ngờ và lo lắng như lần đầu tiên, lần mang thai thứ 2 của bạn trải qua một cách “bình yên” hơn rất nhiều. Tuy nhiên không phải vì vậy mà mang thai lần 2 thiếu đi những mong chờ và hồi hộp. Dưới đây là một số những điều khác biệt giữa lần mang thai đầu và lần thứ hai mẹ có thể…
Việc chờ tới khi chuyển dạ mới mổ hay chủ động mổ trước còn tùy vào rất nhiều yếu tố. Khi khám, bác sĩ sẽ kiểm độ dày mỏng của thành tử cung, đánh giá tình hình của vết mổ cũ. Nếu phát hiện thấy bất cứ bất thường hay nguy cơ nào, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 để tránh các biến chứng nguy hiểm trong khi chuyển dạ.
Các trường hợp chỉ định đẻ mổ lần 2 sẽ là các mẹ có khung chậu hẹp, đường mổ tử cung là đường dọc, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn dưới 16 tháng, thai làm tổ ngay trên vết mổ tử cung.
2. Có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ?
Quan niệm đẻ mổ lần 1, ắt sẽ đẻ mổ lần 2 hoàn toàn không đúng. Việc mẹ có sinh thường được hay không được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sức khỏe của mẹ, tình hình của thai nhi như cân nặng, ngôi thai, nước ối… Dựa vào kết quả nhận định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ qua những lần khám thai định kỳ.
Ở tuần thứ 32 của thai kỳ, nhiều bé vẫn đang ở ngôi ngược, có nghĩa bé vẫn đưa mông về phía tử cung của mẹ. Tuy nhiên, hầu hết sẽ tự quay đầu ở tuần thai thứ 34- 36 để chuẩn bị chào đời. Nếu đến lúc này bé của bạn vẫn chưa chịu quay đầu, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên sinh mổ.
3. Mổ đẻ 2 lần có sinh con thứ 3 được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, dù sinh con theo cách thức nào, tự nhiên hay mổ, mẹ đều có nguy cơ cao gặp nguy hiểm nếu cơ địa yếu, sức khỏe không ổn định. Chẳng phải chờ đến lần thứ 2 hay thứ 3, không ít mẹ ngày từ lần sinh nở đầu tiên đã gặp phải biến chứng và tử vong.
Có một điều chắc chắn rằng, trải qua nhiều lần sinh nở, sức khỏe và sức chịu đựng của phụ nữ giảm đi rõ rệt. Do đó, ngay cả khi trong thai kỳ, mẹ bầu mang thai nhiều lần cũng có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn. Càng sinh con nhiều lần, nguy hiểm càng tăng bấy nhiêu. Do đó, mẹ bầu mang thai lần 2 hay 3 cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và con.
4. Những nguy cơ thường gặp
Nhau thai cũng là một trong những điều mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý nếu sinh mổ lần 2. Theo nghiên cứu, khả năng nhau tiền đạo và bong nhau non ở những trường hợp có khoảng cách mang thai dưới 1 năm thường rất cao. Chính vì vậy, để đảm bảo vết mổ tử cung có đủ thời gian phục hồi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên kéo giãn khoảng cách mang thai của mình, ít nhất là 2 năm kể từ lần sinh mổ đầu tiên.
Ngoài ra, mẹ bầu sinh mổ tập 2 còn có thể đối mặt với những nguy cơ như:
– Bất thường về nhau thai: Ngoài trường hợp như nhau tiền đạo, bong nhau non, nhau cài răng lược cũng là một trong những bất thường về nhau thai thường gặp đối với mẹ bầu sinh mổ lần 2. Nhau cài răng lược không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến các “vùng” lân cận như bàng quang, ruột…
– Rách vết sẹo mổ: Là một trong những trường hợp khá “hi hữu”, nhưng bục vết sẹo mổ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
– Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh: Chưa kể những loại thuốc gây mê, thuốc kháng sinh phải “nạp” vào cơ thể trong quá trình sinh mổ, sau khi sinh, bạn vẫn phải tiếp tục tiêu thụ một lượng lớn thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài việc ảnh hưởng lượng sữa cho con bú, không ít mẹ bầu phàn nàn về những tác động của thuốc gây mê đối với khả năng ghi nhớ của mình.
Xem thêm bài biết: Củ gai dùng như thế nào?
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp