Đông Y thái phương
Với bà mẹ mang thai, tâm lý ổn định và thoải mái là điều rất quan trọng. Để tránh cho bà bầu khỏi những nỗi lo lắng không đáng có, hãy tìm hiểu thêm kiến thức mang thai khi bị ra dịch. Hãy nghe ĐYTP chia sẻ để không có nỗi lo không đáng có hoặc biết khi nào thì nên đi gặp bác sĩ.
 

1. Trường hợp ra dịch thông thường không đáng lo ngại

 
  • Dịch ra nhiều, màu trắng trong, loãng và thường dính.
  • Không bao giờ gây ra các triệu chứng cơ năng như đau bụng khi mang thai, ngứa vùng âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, đau khi giao hợp, ra máu khi mang thai...
  • Không có mùi (mùi hôi) hoặc màu kì lạ

 

2.Các trường hợp ra dịch đáng lo ngại cần gặp bác sĩ ngay

 
  • Do các loại vi khuẩn nấm gây ra: như nấm Candida, trùng roi, Chlamydia, các tạp khuẩn...
  • Dịch ra nhiều.
  • Dịch có màu vàng xanh, có bọt hoặc trắng đục như mủ hoặc trắng đục bẩn (tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh) 
  • Dịch thường có mùi hôi
  • Có các triệu chứng kèm theo như:đau bụng dưới, ngứa vùng âm ,tiểu buối, khó tiểu,đau khi giao hợp, ra máu ...
Cụ thể các trường hợp:
 
Rỉ máu thấm khố
 
Chẳng có gì đáng sợ hơn việc phát hiện mình ra dịch khi mang thai kèm theo máu. Nhiều phụ nữ phát hiện vài giọt máu thấm ở đáy quần lót trong tam cá nguyệt đầu tiên, sau khi quan hệ tình dục hoặc khám vùng chậu ở cuối thai kỳ. Nhưng hầu hết những trường hợp này đều không phải là vấn đề đáng lo. Lý do bà bầu ra chút máu ở đầu thai kỳ thường do trứng thụ tinh bám vào nội mạc tử cung để làm tổ, kích thích cổ tử cung hoặc vì một nguyên do nào đó chưa rõ

 

 
Rỉ máu cuối thai kỳ thường liên quan đến lưu lượng máu và hormone tăng cao khiến các mạch máu li ti ở cổ tử cung dễ bị vỡ. Rỉ máu ở bà bầu mang thai tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ, nhưng không phải mọi trường hợp thấy ra máu nhẹ đều là dấu hiệu “vỡ đê”. Bất cứ khi nào bạn phát hiện mình bị rỉ máu âm đạo, hãy liên hệ với bác sĩ sản mà bạn theo khám để được tư vấn, tránh lo lắng quá mức. Rất dễ hiểu nếu bạn lập tức nghĩ ngay đến tình huống “tôi có thể sảy thai chăng?”, nhưng chỉ có khoảng 20% phụ nữ mang thai bị dọa xảy thai hoặc sảy thai mà thôi, và phần lớn trong số họ sảy thai còn trước cả khi biết mình mang thai. Điều đó có nghĩa là 80% thai phụ mang thai bình yên; nếu bạn chỉ ra chút xíu máu rồi thôi, nhiều khả năng bạn nằm trong số 80% này.
 
Quần lót thấm ướt
 
Có phải bạn bị rò hoặc vỡ túi ối hay không? Có thể, nhưng rỉ ối hiếm gặp hơn nhiều so với són tiểu. Trong trường hợp rỉ ối, bạn có thể có cảm giác nước ộc ra khỏi "cửa mình", nước ối của bạn thường trong suốt nhưng nó cũng có thể có màu nâu, nhuốm hồng hoặc ngả vàng. Nếu không phân biệt được rỉ ối hay són tiểu, hãy mang băng vệ sinh và nằm nghỉ khoảng 30 phút; nếu là rỉ ối, nước sẽ tiếp tục rò ra và sẽ chảy thành dòng khi bạn đứng dậy. Nếu bạn chưa đến giai đoạn chờ chuyển dạ mà đã rỉ ối, hãy nhập viện ngay vì rò ối giữa thai kỳ không phải hiện tượng bình thường.
 
Còn nếu quần lót chỉ ướt một chút, đừng lo lắng gì cả, có lẽ bạn chỉ bị són tiểu do tử cung đè lên bàng quang mà thôi. Hầu hết các bà mẹ mang thai lớn đều gặp vấn đề này, bạn có thể nằm trong số ít dám thừa nhận mình bị són tiểu mà thôi. Để tránh bị són tiểu, bạn có thể tập bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cơ vùng chậu, giúp kiểm soát bàng quang tốt hơn. Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc “cẩn tắc vô ưu” để tránh những tình huống khó xử khi bị són tiểu ở nơi công cộng bằng cách vào nhà vệ sinh trước khi bạn thực sự thấy muốn đi tiểu.
 
Huyết trắng kỳ lạ
 
Bạn nhận thấy chất tiết âm đạo của mình nhiều hơn, dính hơn và trông giống chất nhầy hơn là huyết trắng. Hầu hết hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo. Tử cung của bạn luôn luôn hoạt động và tạo ra một lượng dịch giữ ẩm cổ tử cung, giúp cổ tử cung luôn kín và khoẻ mạnh. Đôi khi nhiệt độ cơ thế khiến chất dịch này hoá lỏng và chảy ra ngoài nhiều hơn bình thường một chút. Nhưng nếu chất dịch này sệt, có màu khác lạ, mùi hôi hoặc khiến vùng kín của bạn ngứa ngáy và kích ứng, hãy đi khám vì có thể bạn đã bị viêm nhiễm.
 
Nếu bạn không có những triệu chứng này, âm đạo của bạn chỉ đang làm việc của nó mà thôi. Nếu vào cuối thai kỳ, bạn bỗng phát hiện một khối nhầy đặc như gỉ mũi rơi ra từ âm đạo của mình, đó có thể là hiện tượng tuột nút nhầy cổ tử cung. Có trường hợp nút nhầy cổ tử cung tuột ra nguyên khối nhưng thường thì nó sẽ rơi ra từng mảng và mẩu nhỏ. Và liệu có phải bạn đang chuyển dạ không? Có thể đúng hoặc không. Hãy tiếp tục quan sát những gì xảy ra sau đó, thời gian sẽ cho bạn câu trả lời chính xác.
 

3.Khi nào nên đi khám bác sĩ


 
Nếu âm đạo ra nhiều dịch tiết loãng và trong, chị em rất khó phân biệt được đó chỉ là dịch nhày hay nước ối đang bị rò rỉ. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, bạn hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác.
 
 
Nếu thai nhi chưa được 37 tuần mà chị em thấy âm đạo tiết nhiều dịch hoặc thay đổi tính chất dịch tiết (dịch âm đạo trở nên lỏng, nhớt hơn hoặc có máu). Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non.
 
Nếu âm đạo ra nhiều dịch không mùi, màu hơi trắng kèm theo khó chịu như ngứa, rát, hoặc âm hộ hơi sưng tấy và đỏ, có thể chị em bị nhiễm nấm âm đạo. Nếu dịch tiết âm đạo có mùi hôi hoặc nổi bọt hoặc màu vàng, xanh hay xám, có thể chị em đã mắc một loại nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục, ngay cả khi bạn không có triệu chứng kích ứng, ngứa, hoặc rát.
 
Khi thấy các biểu hiện trên, chị em không nên tự ý mua thuốc để điều trị cho mình. Chị em nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh phù hợp.

>>>Xem thêm các bài viết cùng chủ đề liên quan:

1.Bong màng nuôi thai là gì?
2.
Chữa động thai bằng cách nào?
3.
Tụ dịch dưới màng nuôi thai chữa làm sao?
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU