Đau khớp là một trong những bệnh lý thường gặp ở các thai phụ. Theo các y bác sĩ vấn đề “đau nhức xương khớp” khi mang thai dù ít hay nhiều, nặng hay nhẹ cũng đều ảnh hưởng đến các mẹ bầu, làm cho mẹ bầu vô cùng khó chịu trong thời gian bầu bí. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và phương pháp xử lý bệnh ra sao?
Tăng cân
Tăng cân trong quá trình mang thai được theo dõi trong bảng cân nặng thai nhi là lý do phổ biến nhất cho đau khớp. Điều này thường sẽ gây đau ở hông, đau khớp gối và mắt cá chân. Đặc biệt đau khớp thường xuất hiện chủ yếu trong lần mang thai đầu tiên.
Vị trí ngủ
Các yếu tố không liên quan đến những thay đổi vật lý khi mang thai như vị trí ngủ của bạn cũng vô tình khiến bạn bị đau khớp. Theo các chuyên gia, có rất nhiều thai phụ thức dậy với bàn tay và bàn chân bị tê hết các ngón cùng với đó là những cơn đau và tê ở vùng hông.
Suy tuyến giáp
Có một tỷ lệ rất hiếm thai phụ bị đau khớp do các triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp. Tuy nhiên bệnh này có thể được tầm soát vào trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Nếu được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, bệnh sẽ không gây nên biến chứng cho cả mẹ và con.
Thay đổi nội tiết tố
Trong thai kỳ, kích thích tố được giải phóng để thư giãn các dây chằng xương chậu. Sự thay đổi này sẽ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống khiến cho các thai phụ cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi di chuyển, đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Thậm chí hiện tượng đau khớp còn xảy ra ngay cả khi thai phụ nằm trên giường, ngồi ghế thấp, cúi xuống hay nâng bất kỳ vật gì đó.
Các yếu tố nghề nghiệp
Ngày nay hầu hết phụ nữ mang thai đều làm việc cho đến những tháng cuối của thai kỳ. Nếu nhu cầu công việc của bạn yêu cầu phải đứng hay ngồi nhiều trong một thời gian dài thì sẽ gây nên hiện tượng đau lưng, đặc biệt là bị đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu, đầu gối và mắt cá chân.
Lịch sử y tế
Theo các chuyên gia, bạn sẽ bị đau khớp khi mang thai nếu như trước đó bạn đã bị thấp khớp cũng như các bệnh về xương khớp khác. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để có hướng điều trị thích hợp nhất bạn nhé.
Điều trị và phòng ngừa đau khớp khi mang thai
Nếu đau khớp, bạn nên nói với bác sĩ chăm sóc thai kỳ của mình để có thể được hướng dẫn uống thuốc giảm đau khi cần thiết và đặc biệt là cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, xoa bóp cũng như vận động hợp lý nhé.
Nguyên nhân chủ yếu gây đau khớp chính là do trọng lượng thai nhi nên các mẹ cần nằm nghỉ để cơ thể không chống lại sức nặng này thì cơn đau sẽ tự nhiên biến mất. Đồng thời các khớp không trượt lên nhau quá mức sẽ giúp các mẹ giảm đau hơn đấy.
Thai phụ nên ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi, vì ở tư thế này thai nhi sẽ không trực tiếp đè lên khung chậu nên chắc chắn sẽ làm giảm đau khớp háng. Khi ngủ nên nằm nghiêng, bạn kê một lớp chăn mỏng hoặc gối mỏng để đỡ lấy tha mẹ sẽ đỡ đau lưng.
Khi đau khớp không do viêm, bạn cần phải hạn chế tập thể dục. Tốt nhất bạn chỉ nên tập trên giường, bằng cách nằm giữa và nhấc chân ra khỏi giường, co duỗi chân và hạ xuống theo nhịp điệu. Mỗi ngày tập khoảng 30 phút, nhưng tập 4-5 nhịp dừng lại một chút để nghỉ ngơi. Bài tập này duy trì sức mạnh của cơ hông và giúp việc chuyển dạ thuận lợi.
Mặt khác, bạn nhờ chồng xoa bóp các khớp để giảm đau. Biện pháp này tốt cho khớp gối, cổ chân và các khớp tay nhưng không tốt với khớp cột sống thắt lưng và khớp háng.
Uống bổ sung DHA, dầu cá và đặc biệt là cần uống nhiều nước.
Một số lời khuyên dành cho các mẹ bầu nhằm phòng tránh đau khớp khi mang thai:
– Các bà mẹ nên nằm nghỉ để cơ thể không chống lại sức nặng khi trọng lượng thai nhi và cơ thể tăng lên thì cơn đau tự nhiên biến mất. Đồng thời các khớp không trượt lên nhau quá mức sẽ giảm đau.
– Các bạn nên ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi, vì ở tư thế này thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu nên giảm đau khớp háng. Khi ngủ nên nằm nghiêng, bạn kê một lớp chăn mỏng hoặc gối mỏng để đỡ sẽ đỡ đau lưng.
– Khi ngủ nên gác chân lên gối ôm hoặc lên người chồng cho thoải mái.
– Tập thể dục thường xuyên nếu đau khớp không do viêm. Tốt nhất bạn chỉ tập trên giường, bằng cách nằm giữa và nhấc chân khỏi giường, co duỗi chân hạ xuống. Mỗi ngày tập 30 phút, nhưng tập 4-5 nhịp dừng lại một chút để nghỉ ngơi. Bài tập này duy trì sức mạnh của cơ hông và giúp việc chuyển dạ thuận lợi.
– Bạn nên được xoa bóp thường xuyên các khớp để giảm đau. Biện pháp này tốt cho khớp gối, cổ chân và các khớp tay nhưng không tốt với khớp cột sống thắt lưng và khớp háng. Hãy để các ông chồng thể hiện tình yêu và vai trò của mình đối với bạn và con nhé.
– Ngoài ra, các bạn nên uống bổ sung DHA, dầu cá, uống nhiều nước.
Thông thường, hiện tượng đau khớp của các bà bầu sẽ chấm dứt sau một khoảng thời gian sau sinh. Tuy nhiên, có một lưu ý, nếu như hiện tượng đau vẫn còn kéo dài sau đó, rất có thể các mẹ đã bị các bệnh lý về xương khớp phức tạp hơn. Khi đó, các mẹ hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp