Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu và đau lưng khi mang thai tháng cuối là hai giai đoạn mà cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất. Đặc biệt sự lớn lên của thai nhi ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của thai phụ, dẫn đến tình trạng đau lưng ở mẹ bầu. Đau lưng khi mang thai tháng cuối là một trong những tình trạng nổi bật mẹ bầu nào cũng gặp phải.
- Khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp khi chuyển dạ thuận lợi hơn. Nhưng, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn. Đau lưng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng kéo dài khi tử cung ngày một lớn dẫn đến sau thời khì đầu mang thai.
- Trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung lớn ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức mà dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối.
- Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị thay đổi về hình dạng cột sống. Thai càng lớn thì cột sống càng bị tăng sức nặng nhiều hơn và gây nên những cơn đau.
- Mẹ bầu thay đổi tâm sinh lý dẫn đến mệt mỏi, mất ngủ, tâm trạng không vui càng dễ khiến đau lưng trở nên trầm trọng.
- Nguyên nhân do làm việc và nghỉ ngơi không đúng tư thế.
Cách chữa đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối:
Nếu mẹ đang vất vả khi bị đau lưng khi mang thai tháng cuối thì các mẹ nên chú ý khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng, chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên đứng quá lâu trong tư thế này.
Khi ngồi, thai phụ nên ngồi đúng. Thai phụ hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt một gối nhỏ ở phía sau thắt lưng, hoặc ngồi trên gối lõm có hình chữ D.
Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm, hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Nếu bị đau thắt lưng, hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần (sau 10 – 15 phút ngồi). Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối, thai phụ nên nằm giường, nệm bằng và chắc; không nên nằm giường và nệm mềm. Thai phụ nằm nệm quá mềm không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, làm cho triệu chứng đau lưng càng nặng hơn.
Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì thai phụ cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bạn nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người nêu không tình trạng đau lưng khi mang thai tháng cuối này sẽ không giảm được đâu mẹ nhé.
-
Bà bầu mặc đồ và mang giày phù hợp để hạn chế đau lưng:
Thai phụ nên đi dày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ. Ngoài ra mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
-
Giữ ấm lưng giúp giảm đau lưng:
Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau ngay lập tức. Có thể làm ấm lưng bằng cách chườm nước nóng hoặc nhờ người thân chà xát.
-
Tránh tăng cân quá mức khi bị đau lưng khi mang thai tháng cuối.
Trọng lượng tăng quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tổn thương các đốt sống. Vì vậy, nên cân đối ăn uống để tăng cân từ từ theo tuần tuổi của thai nhi.
-
Bà bầu bị đau lưng nên nằm ngủ nghiêng:
Từ tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ bầu được khuyến khích nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa khi ngủ. Bạn cũng có thể dùng thêm những chiếc gối ôm mềm để chèn xung quanh cơ thể. Biện pháp này sẽ khiến chị em có giấc ngủ ngon dù bụng bầu đã vượt mặt và giảm đau lưng khi mang thai tháng cuối.
Ngoài tư thế nằm, chị em cũng cần chú ý đến tư thế đứng, ngồi. Không nên đứng, ngồi một chỗ quá lâu. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa, đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng và gác chân lên cao một chút.
-
Bà bầu nên sử dụng đai đeo bụng từ tháng thứ 7 của thai kỳ:
Từ tháng thứ 7 thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn, chị em nên sử dụng đai đeo bụng bầu để hỗ trợ việc nâng đỡ cho lưng. Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm này, chị em có thể tham khảo và chọn cho mình đai đeo phù hợp nhất.
-
Giảm đau lưng khi mang thai bằng massage hoặc dùng miếng dán nhiệt:
Sử dụng một miếng đệm nóng để làm ấm lưng bạn. Xoa bóp lưng và eo cũng có thể giúp giảm đau. Sẽ tốt hơn nếu có người khác mát-xa lưng cho bạn. Hoặc lên kế hoạch đi mát xa trước khi sinh bằng các dịch vụ mát-xa chuyên nghiệp. Ngoài ra bạn có thể dùng miếng dán nhiệt nóng hoặc lạnh thay phiên.
-
Luyện tập thể dục đều đặn giúp giảm đau lưng khi mang thai:
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyến khích tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập dành cho vùng lưng, bụng và xương chậu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được cơn đau lưng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý luyện tập nhẹ nhàng và tốt hơn cả là tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương pháp tập đúng đắn nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tư thế tập. Khi mang thai, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là cố gắng dồn hể cơ thể về phía sau để tạo thế cân bằng. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối có sao không?
Khi mang thai giai đoạn này, có rất nhiều mẹ bầu bị đau lưng và điều này khiến các mẹ hoang mang, lo lắng. Nhưng theo các chuyên gia, đau lưng khi mang thai tháng cuối là hoàn toàn bình thường. Vì vậy, bà bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đau lưng kéo dài hơn 2 tuần và triệu chứng đau rất nghiêm trọng thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Bởi đau lưng khi mang thai có thể là một dấu hiệu của sinh non. Ngoài ra, đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn có vấn đề đấy!
Lưu ý:
Nếu đau lưng dữ dội, có thể dùng túi nước nóng chườm lên lưng sẽ giảm bớt triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng cuối. Những thai phụ bị đau lưng nghiêm trọng nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải do các bệnh khác gây ra hay không. Còn những người vốn đã bị bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, nên theo bệnh tình cụ thể mà tiến hành điều trị.
Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là cho dù đau lưng là triệu chứng phổ biến ở người mang thai thì bạn cũng không nên coi nhẹ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn là biện pháp tốt nhất nếu chứng đau lưng của bạn không thuyên giảm hoặc mất sau khi bạn đã thực hiện một số bước trên. Đặc biệt là nếu bạn thấy đau hơn và kèm theo chảy máu.
>> XEM NGAY: Bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng hiệu quả cho bà bầu
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp