Đông Y thái phương

Đau bụng là triệu chứng phổ biến khi mang thai, có thể đau ở phía trên dạ dạ hoặc phía trên bụng trong ba tháng cuối, tính chất các cơn đau này có thể là rõ ràng, từng đợt hoặc đau âm ỉ. 
 

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 có thể là do sự kéo dãn của các cơ và dây chằng. Nhưng cũng có thể đây là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh non.
 

Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng

 

Việc xác định đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không tùy thuộc rất lớn vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm. Do đó, mẹ bầu cần cẩn thận quan sát để xác định vấn đề.
 

  • Vào tháng thứ 8, em bé của mẹ đã rất lớn và tất nhiên, các cơ cùng với dây chằng phải “hợp lực” với nhau để có thể nâng đỡ một khối lượng “khổng lồ” như thế.
  • Do bị kéo dãn ra quá nhiều nên mẹ sẽ cảm thấy khu vực bụng của mình bị đau, đây là điều hiển nhiên, chỉ khi mẹ không thấy đau mới là điều bất thường đấy.

Đau bụng do căng cơ và dây chằng
  • Khi đang mang bầu chuyển động khách như đứng, ngồi hoặc vận động nhanh và nặng thì sẽ có cảm giác đau trong 1 buốt một cách rõ rệt hơn những lúc chỉ nằm và ngồi. Hoặc khi mẹ bầu ho hen, thở mạnh,... hoặc có các tác động mạnh mẽ lên cơ thể thì cũng sẽ khiến cho mẹ bị đau bụng dưới.

Tuy nhiên, đau bụng dưới là một trong những điều tất nhiên, bình thường của mẹ bầu. Chỉ khi các cơn đau bụng dưới xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần thì đó, sẽ là một trường hợp dưới đáng lưu tâm.
 

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

 

Trường hợp đau bụng mà có chảy máu âm đạo cần lập tức tới các cơ sở y tế gần nhất. Hiện tượng chảy máu trong những tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh hoặc đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Cụ thể:
 

  • Sinh non, dọa sinh non: Mẹ cảm giác được những cơn đau gò cứng bụng xuất hiện theo tần suất lặp đi lặp lại do sự co thắt ở tử cung.
  • Sảy thai, dọa sảy thai: Cơn đau vẫn không thuyên giảm dù mẹ bầu đã nghỉ ngơi thường xuyên. Bụng dưới đau và căng tức liên tục đi kèm với sự xuất hiện của máu đông.
  • Nhau bong non: Nhau bong non là tình trạng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến quá trình thai nhi ra đời. Mẹ bầu có thể nhận biết được khi cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội kèm theo xuất huyết tử cung.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng trong thai kỳ  cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.mẹ bầu gặp phải các cơn đau bụng dưới, cảm giác nóng rát khi đi tiểu..

Tuy nhiên, nếu như những cơn gò giả này chỉ xuất hiện một cách đơn lẻ, không đi kèm với các triệu chứng thai kỳ nguy hiểm khác như chảy máu âm đạo, đau lưng,… thì mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng nhé!
 

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 mẹ cần lưu ý gì?

 
  • Uống thật nhiều nước để ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi thai phụ sinh nở.
  • Khi thấy dấu hiệu đau bụng dưới lâm râm ở tháng thứ 8 thai kỳ, mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe của mình. Dấu hiệu này cho thấy, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên tham việc hay có những vận động không phù hợp khiến sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
>> Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị đau bụng khi mang thai, dọa sảy thai, động thai, tụ dịch màng nuôi rất tốt cho mẹ bầu hiện nay từ bài thuốc củ gai.

Khi bị đau bụng mẹ nên nằm nghỉ
  • Mẹ chú ý tới tư thế ngồi của mình khi làm việc
  • Tránh ngồi lâu 1 chỗ: Dù trong công việc hay sinh hoạt, mẹ không nên ngồi quá lâu mà chú ý đứng lên vận động nhẹ nhàng sau đó mới làm việc tiếp. Ngồi quá lâu càng làm tăng áp lực của tử cung lên vùng chậu khiến cho cảm giác đau sẽ nhiều hơn.
  • Nằm nghiêng bên trái khi ngủ: Những tháng cuối của thai kỳ, tử cung có xu hướng nghiêng về bên phải nên khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giảm bớt gánh nặng lên các bộ phận xung quanh và giảm sự căng giãn quá mức của hệ thống dây chằng nâng đỡ. Điều này cũng giúp cải thiện những cơn đau bụng dưới ở mẹ bầu.
  • Ngoài ra, khi muốn ngồi dậy, mẹ nên nằm nghiêng và chống tay từ từ ngồi dậy chứ không nên ngồi bật dậy đột ngột.
  • Nếu những cơn đau vượt ra ngoài sức chịu đựng của mẹ, mẹ có thẻ đến gặp bác sĩ để trò chuyện về vấn đề này và bác sĩ sẽ kê cho mẹ những loại thuốc giảm đau. Mẹ nên nhớ là tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, vì các loại thuốc giảm đau có thể chứa một số chất gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, mẹ không nên di chuyển xa, vì kể từ tháng thứ 8 trở đi, em bé có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào đấy.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 các mẹ vẫn nên chú ý và cẩn trọng. Nếu không biết rõ nguyên nhân của tình trạng này, mẹ bầu dễ bị rơi vào tình trạng chủ quan dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Chúc các mẹ một thai kì khỏe mạnh.


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU