Đông Y thái phương

Ốm nghén khi mang thai thường gây cảm giác buồn nôn, khó chịu cho bà bầu đặc biệt là những bà bầu trong thời gian đầu đang có sức đề kháng khá thấp vì thế mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Đôi khi nhiều bà mẹ bầu có những nhận định không đúng về ốm nghén. Sau đây là 4 sai lầm chết người mẹ bầu hay mắc phải mẹ bầu cần loại bỏ ra khỏi đầu ngay nhé.

Ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và là triệu chứng phổ biến ở hầu hết các bà mẹ mang thai. Biểu hiện thường thấy nhất khi mẹ bị ốm nghén là buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, khó chịu…

1. Ốm nghén luôn diễn ra vào buổi sáng

Sự thật: Mặc dù triệu chứng ốm nghén xảy ra phổ biến vào buổi sáng sau khi bạn vừa tỉnh giấc nhưng đó không phải là tất cả. Theo số liệu thống kế, 24% bà bầu có cảm giác ốm nghén vào bất cứ giờ nào trong ngày. Ốm nghén sẽ thuyên giảm sau 12-14 tuần trong thai kỳ. Tuy nhiên, có đến 11% chị em bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai.
 

 
Nếu bạn đang chiến đấu với tình trạng ốm nghén thì đừng bận tâm đến việc con có đủ chất hay không để thêm mệt đầu nhé

2. Ốm nghén con sẽ không đủ chất

Sự thật: Nếu bạn đang chiến đấu với tình trạng ốm nghén thì đừng bận tâm đến việc con có đủ chất hay không để thêm mệt đầu nhé. Trên thực tế, các chuyên gia đều cho biết, 3 tháng đầu là thời gian thai nhì chưa cần dung nạp quá nhiều năng lượng. Vì vậy bạn hãy cố gắng ăn mức nhiều nhất có thể và ăn đầy đủ dưỡng chất thay vì ăn nhiều. Như thế em bé vẫn phát triển được bình thường.

3. Không ốm nghén con kém thông minh

Sự thật: Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định mẹ bầu không ốm nghén con sẽ kém thông minh các mẹ nhé.
 
Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ – Hiện công tác tại phòng khám Sản Phụ khoa Song Hà), nghén là một hiện tượng thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và gặp ở hầu hết mọi phụ nữ khi mang thai, nhưng mức độ nghén của từng người thì khác nhau. Thông thường mang thai con so nghén nặng hơn con dạ.
 
Cho đến hiện tại chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này, nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể của bà mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, việc ốm nghén hay không ốm nghén không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cũng như trí thông minh ở trẻ nhỏ hay bệnh lý tim mạch.
 
Em bé là một vật lạ đối với người mẹ nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi mà biểu hiện bằng những triệu chứng nghén. Tuy nhiên, vì thai nhi có một phần là của người mẹ cho nên dần dần cơ thể mẹ chấp nhận sự hiện diện của thai nhi và quen dần. Cũng có những trường hợp phản ứng rất mạnh mẽ, gây nên tình trạng nghén kéo dài trong suốt thai kỳ.

4. Ốm nghén sẽ khiến bạn không thể ăn

Sư thật: Chị em cần biết rằng đói sẽ làm triệu chứng ốm nghén thêm trầm trọng hơn. Chính vì vậy việc ăn uống đúng cách khi mẹ bầu bị ốm nghén là rất quan trọng.
 
Để bớt bị nôn ói, mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn (4-5 bữa). Chọn những thực phẩm giảm chứng nôn ói như bánh mì, bánh quy, sữa chua… Hãy ăn những món bạn thích trong thời kỳ này nhé.
 
Sự thiếu hụt vitamin B6 và kẽm có nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén nặng nề hơn. Vì vậy, bổ sung 2 loại dưỡng chất này cũng rất cần thiết để giảm bớt ốm nghén.
 
Những loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho phụ nữ mang thai giai đoạn ốm nghén là: bánh mì, nho khô, hạt dẻ, quả mơ, gừng, bông cải xanh và ngũ cốc.

Video: Bí quyết giảm nghén cho mẹ bầu

Một số cách giúp bà bầu dễ chịu hơn khi ốm nghén

- Nếu cảm thấy khó chịu, hãy để mọi người chăm sóc bạn.
- Cần có chế độ ăn hợp khẩu vị mẹ bầu nhất, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn.
- Chắc chắn có một số loại thực phẩm có mùi khó chịu với bạn. Vì vậy hãy chú ý và tránh xa những thực phẩm này.
- Ngủ nhiều. Đây là điều tốt nhất bạn có thể làm dù sẽ cảm thấy rất khó ngủ. Hãy cố gắng ngủ bất cứ lúc nào có thể.
- Thư giãn.
- Gừng giúp làm dịu bao tử. Bạn có thể nhai gừng tươi hoặc dùng viên nang.
- Nếu bạn quá đau đớn và mệt mỏi hãy đến nhờ bác sĩ kê toa. 
- Bổ sung kẽm: Kẽm giúp kiềm chế cơn buồn nôn.
- Chanh: Ngậm một vài giọt nước cốt chanh cũng giúp bạn đỡ buồn nôn.
- Bánh quy giòn mặn: Loại bánh quy này không gây khó khăn cho dạ dày của bạn.
- Bạc hà hoặc chanh: Bạc hà hoặc chanh giữ ổn định cho dạ dày của bạn.
- Cần tập luyện Yoga để tránh căng thẳng, giảm nôn khi bị nghén.
- Tinh dầu  hoa oải hương có thể giúp bạn ngủ ngon, bạc hà có thể giảm buồn nôn.
- Bim bim: Đặt ngay ở đầu giường và ăn khi vừa thức dậy.
- Tránh các thức ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ.
- Đeo vòng tay chống say tàu xe.
- Hãy ra khỏi giường từ từ.
- Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên sau mỗi vài giờ: Không bao giờ để cho mình bị đói.
- Tập yoga, thực hành hít thở sâu cũng giúp bạn tránh căng thẳng và giảm bị nôn, mửa.
   Tư thế đứng, ngồi chuẩn cho mẹ bầu

  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm : 
tụ dịch dưới màng nuôi

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU