Đông Y thái phương
Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai, gây cảm giác khó chịu cho người mẹ. Các mẹ muốn giảm bớt cảm giác khó chịu trong những ngày đầu thai kì thì xem chia sẻ hữu ích của ĐYTP về mẹo chữa ốm nghén cực hiệu quả sau nhé:
 

1.Chữa ốm nghén khi mang thai với gừng


Mẹ bầu hãy làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Chị em bầu bị ốm nghén nên nhâm nhi kẹo gừng hàng ngày.

Không chỉ được các chị em truyền tai nhau, gừng còn được khoa học thực tế chứng minh là có thể làm giảm các cảm giác buồn nôn nói chung cũng như nôn nghén nói riêng ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể nhâm nhi một tách trà gừng ấm, bánh quy tẩm gừng hay thậm chí kẹo gừng đều vô cùng hiệu quả.

 
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm, chữa chứng nôn mửa. Gừng giúp làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn.
 
Thực tế khi mẹ bị ốm nghén, có cảm giác buồn nôn, sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng đều có tác dụng rất tốt trong việc giảm hẳn cảm giác buồn nôn và giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.
 
Cách tốt nhất, hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất bạn có thể áp dụng là lấy nước mía tươi trộn nước ép gừng tươi và uống ngày 3-4 ly, không những giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến bạn ăn ngon miệng hơn rất nhiều đấy.
 

2.Lá tía tô chữa ốm nghén hiệu quả 

 
Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, chữa động thai loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn.
 
Có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày;
 
Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.
 

3.Sử dụng bánh quy chữa ốm nghén 


Các món bánh giàu tinh bột như bánh quy, bánh mì hay bánh mì nướng có khả năng hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày, do đó có thể giảm các triệu chứng buồn nôn. Mẹ bầu cũng nên giữ một ít bánh quy trên đầu giường để ăn trước khi rời giường vào buổi sáng – thời điểm cơ thể thường nghén nặng nhất.


4. Rễ cây lau sậy


Rễ cây lau, sậy: Có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm hết nôn. Thường được dùng bằng cách nấu nước uống thay trà hoặc có thể kết hợp với trà actiso uống thay nước mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
 

5.Táo

 

Một lượng chất xơ vừa phải từ quả táo tươi đi qua thực quản xuống dạ dày có thể giúp chặn lại cảm giác buồn nôn khó chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh táo ngọt, mẹ cũng có thể thử một vài miếng táo chua để thấy hiệu quả nhanh hơn.
 

6. Củ cải

 
Củ cải: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn.
 
Bạn có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày;
 
Để có tác dụng hiệu quả, bạn nên giã nát hoặc ép lấy nước củ cải sắc với mật ong uống hàng ngày từng ít một.
 

7.Bí đao

 
Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt.
 
Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày;
 
Cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.
 

8.Chanh đào


Quả chanh: Có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bạn có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích nhé. Đây cũng là thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả nữa nhé.
 

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.
 

9.Vỏ quất, quýt, cam


Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.
 

10. Bạc hà


Hương thơm tươi mát của bạc hà có thể làm cho tình thần mẹ bầu thoải mái hơn, đồng thời cũng làm giảm cảm giác buồn nôn nhanh chóng. Nhai lá bạc hà tươi, uống trà bạc hà hay ăn kẹo bạc hà, thậm chí chỉ ngửi là bạc hà đều được xem là các phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nghiền nát lá bạc hà vào nước chanh để triệt để cảm giác buồn nôn khó chịu.
 

11.Khoai tây nướng


Một củ khoai tây nhỏ nướng vừa chín tới cũng có thể giải quyết sự khó chịu trong dạ dày cho mẹ bầu. Tinh bột có trong khoai tây nhanh chóng bổ sung chất bột cho cơ thể đồng thời làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Mẹ cũng hoàn toàn có thể nướng khoai đơn giản bằng lò vi sóng hay lò nướng đối lưu, chú ý nên đặt một bát nước phía dưới để tránh khoai bị quá khô.
 

12.Nước

 

Tình trạng cơ thể bị mất nước có thể dẫn tới những cơn đau đầu, choáng vàng có kèm theo cảm giác buồn nôn ở mẹ bầu. Chính vì vậy, trong mùa hè nóng nực này mẹ nên thường xuyên nhắc nhở bản thân mình uống đủ nước để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước. Bên cạnh đó, nước lạnh cũng có thể phần nào làm dịu đi cảm giác buồn nôn của mẹ bầu.
 

13.Chuối


Nếu mẹ bầu gặp các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn quá nặng, đi kèm với mất nước thì ăn chuối tươi cũng có thể hạn chế được tình trạng này. Khi ói mửa hay tiêu chảy nhiều, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến cảm giác mệt mỏi buồn nôn thêm trầm trọng. Trong chuối có chứa nhiều kali, vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng mà lại đơn giản.

Xem Thêm:

1. Bong màng nuôi khi mang thai là gì?

2. Tụ dịch màng nuôi khi mang thai là gì?

3. Mang thai bị đau bụng phải làm sao?

4. Mang thai bị ra huyết và cách chữa .


ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU