Đông Y thái phương
 
Đau dạ dày đang lan rộng trong dân số hiện nay, viêm dạ dày mãn tính chiếm một nửa dân số thế giới. Vậy triệu chứng như nào, thuốc điều trị và phòng tránh ra sao

 
viem da day man tinh
 

1. Viêm dạ dày mãn tính là gì?


Viêm dạ dày mãn tính là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày trong thời gian kéo dài, biểu hiện thường âm ỉ, không dữ dội. Theo thống kê,  có đến một nửa dân số trên thế giới bị viêm dạ dày mãn tính và tỷ lệ này còn cao hơn ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori), ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như stress tâm lý, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, uống rượu nhiều.

Đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính, các biểu hiện thường khá rõ rệt như đau bụng dữ dội hoặc bỏng rát vùng thượng vị, ợ chua ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi. Còn đối với người bị Viêm dạ dày mạn tính thì các triệu chứng thường biểu hiện nhẹ, âm ỉ và diễn ra trong thời gian dài, không dứt.

 

2. Giải phẫu bệnh lý


Viêm dạ dày mạn tính có thể xảy ra ở : hang vị, môn vị, tâm vị, hoặc viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày.
Lúc đầu là viêm phì đại, về sau là viêm teo, Thường gặp là hiện tượng bong các liên bào, hoặc thâm nhiễm các tổ chức viêm, hoặc xuất hiện các khoảng trống trong các tế bào tuyến, sau cùng là thoái hóa teo đét các tế bào tuyến.

 

Phát hiện viêm loét dạ dày thông qua triệu chứng lâm sàng

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn chức năng:

– Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.


 
viem da day man tinh

 
– Đau vùng thượng vị : Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn.

– Nóng rát vùng thượng vị: xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như : bia, rượu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt.

Sau ăn mỡ xuất hiện nóng rát có thể là do trào ngược dịch mật vào dạ dày. Có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.

– Khám thực thể: thể trạng bình thường hoặc gầy đi một chút ít. Da khô tróc vẩy, có vết ấn của răng trên rìa lưỡi, lở loét, chảy, máu lợi, lưỡi bự trắng. Đau tức vùng thượng vị khi gõ hoặc ấn sâu.

 

Xét nghiệm

1. Chụp X quang dạ dày

Có hình ảnh các niêm mạc thô không đồng đều, bờ cong lớn nham nhở, hình răng cứa.

2. Nội soi

Phát hiện được các thể :
  • Viêm long : thường có tăng tiết, niêm mạc xung huyết và phù nề. Đôi khi xuất huyết lốm đốm.
  • Viêm phì đại : ngoài viêm dạ dày thể phì đại thực thụ ( nếp niêm mạc thô , to ), còn có thể nổi cục, thể khảm, thể polip, thể giả u ( cần phân biệt với ung thư ).
  • Viêm dạ dày loét trợt : các tổn thưõng ở niêm mạc hình tròn , nông , có bờ rõ .
  • Viêm teo dạ dày : mới đầu niêm mạc phẳng, không mượt, về sau dần dần mất nếp, teo, nhạt màu.

3. Sinh thiết dạ dày

- Hình ảnh mô học của viêm dạ dày mạn thể nông : lớp đệm xung huyết , phù nề , xâm nhiếm tế bào viêm, tróc biểu mô. Các tuyến vẫn bình thường về số lượng và hình thái.

- Thể viêm teo dạ dày :
  • Nhiều bạch cầu trong tổ chức đệm.
  • Giảm số lượng tuyến và các tuyến teo nhỏ.
- Nếu các tế bào tuyến của dạ dày có hình thái giống như tế bào tuyến của ruột ( loạn sản ruột ), thì đó là một thể nặng hõn của viêm teo dạ dày.
 

4. Xét nghiệm dịch vị


- Trong viêm dạ dày nhẹ : Nồng độ a xít Cholohydric giảm, nhưng khối lượng dịch tiết bình thường hoặc hõi tăng.

- Trong viêm teo dạ dày : lượng dịch tiết và nồng độ acid chlohydric giảm nhiều dần dần tiến tới vô toan.

 

3. Tiến triển và biến chứng

1.Tiến triển

Viêm dạ dày mạn tiến triển từ từ, hình thái niêm mạc thay đổi dần dần từ viêm phì đại đến viêm teo ( thể teo đõn thuần, thể teo có loạn sản )

2. Biến chứng

- Ung thư dạ dày

- Xuất huyết tiêu hoá

- Viêm quanh dạ dày, tá tràng

- Viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn

4. Thuốc điều trị

Các thuốc được sử dụng trong điều trị Viêm dạ dày mạn tính chủ yếu là các thuốc làm giảm triệu chứng như giảm tiết acid dạ dày. Sử dụng phác đồ kháng sinh diệt vi khuẩn Hp khi xác định nguyên nhân gây bệnh là kháng sinh. Giảm hoặc dừng hẳn việc sử dụng thuốc Aspirin, các thuốc chống viêm giảm đau không corticoid như Ibuprofen, Diclofenac…để làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày.

5. Biện pháp

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh rất hay tái phát và không dễ để điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, hãy áp dụng một số biện pháp sau đây để khắc phục căn bệnh này tận gốc và hiệu quả nhất:
  • Ăn đúng bữa, không để quá no hoặc quá đói
  • Hạn chế hoặc không sử dụng các thức uống có cồn như bia, rượu
  • Không nên ăn nhiều các thực phẩm quá cay, chua, nóng
  • Tránh thức khuya và đi ngủ đúng giờ
  • Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan

6. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn đơn giản giúp làm giảm kích ứng dạ dày. Các loại thực phẩm cần phải tránh:
  • Đồ nướng, chiên, xào.
  • Hoa quả họ chanh.
  • Cà phê.
  • Đồ uống có cồn.
Các loại thực phẩm được khuyên dùng khi bị Viêm dạ dày mạn tính bao gồm những loại ít dầu, ít béo, không có caffeine:
  • Tất cả các loại rau, củ, quả trừ các quả họ chanh.
  • Sản phẩm sữa ít béo.
  • Thịt lạc.
  • Mỳ chế biến ít hoặc không có chất béo.
Đây là những gợi ý cũng như lời khuyên chân thành nhất đến người bệnh đau da dày, mong rằng bản thân mỗi người chúng ta sẽ xây dựng được cho mình một chế độ dinh dưỡng cũng như một chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý nhất để có được nguồn sức khỏe tốt nhất.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU