Đông Y thái phương
Đau vai gáy thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu không điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Ngày nay có nhiều phương pháp chữa trị như trị liệu, sử dụng thuốc tây, thuốc đông y. Sau đây tôi xin giới thiệu cách chữa đau vai gáy bằng đông y rất hiệu quả.
 

Chữa đau vai gáy bằng đông y thế nào?

Chữa đau vai gáy bằng đông y là như thế nào thì đông y cho rằng do tấu lý sơ hở phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập gây  tổn thương kinh lạc, cản trở lưu thông khí huyết, gây đau. Bệnh lâu ngày gây tổn thương cân cơ gây yếu, teo cơ.  Tùy từng thể bệnh mà có các bài thuốc điều trị thích hợp khác nhau.
 
chữa đau vai gáy bằng đông y
 

Cơn đau vai gáy thường gặp sẽ có những đặc điểm sau:

chữa đau vai gáy bằng đông y
  • Những cơ đau thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc hoặc bị nhiễm lạnh.
  • Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt và không tái lại (đau mỏi vai gáy cấp tính) nhưng nó cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng (đau mỏi vai gáy mãn tính).
  • Cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên khiến nó bị tê mỏi , cảm giác nặng nề và khó khăn trong vận động.
  • Cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…
  • Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém, khó ngủ, dễ xúc động…

Những bài thuốc chữa đau vai gáy bằng đông y


chữa đau vai gáy bằng đông y

Thuốc uống
  • Bài 1: phòng phong 16g, kinh giới 16g, trinh nữ 16g, huyết đằng 16g, cát căn 16g, đỗ trọng 10g, độc hoạt 16g, tang chi 12g, lá đơn đại hoàng 16g, lá lốt 16g, củ đợi 12g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 16g, tần giao 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: dẹp phong, trừ hàn, thông kinh hoạt lạc.
  • Bài 2: ngải diệp 16g, kê huyết đằng 16g, hồng hoa 6g, tô mộc 16g, đương quy 16g, hà thủ ô (chế) 16g, ngưu tất 12g, nam tục đoạn 16g, thạch xương bồ 16g, cà gai leo 16g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, cát căn 16g, cam thảo 12g, bạch linh 10g, quế chi 8g, trần bì 1à 2g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: khu phong, tán hàn, hoạt huyết, giảm đau, thông kinh lạc. Dùng thuốc từ 7 – 10 ngày.
Thuốc chườm
  • Bài 1: lá cúc tần, lá lốt mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, trộn rượu sao nóng. Dùng miếng vải gói lại đem chườm tại chỗ. Tác dụng: ôn kinh, tán hàn, trục ứ, giảm đau.
  • Bài 2: đậu đen 150g, thạch xương bồ 30g. Đậu đen để nguyên hạt, xương bồ cho vào cối đá giã giập. Trộn hai thứ rồi sao nóng, lấy khăn vải gói thuốc rồi chườm vào nơi bị đau. Công dụng: trừ phong trừ tà, thông kinh hoạt lạc.
Thuốc ngâm rượu
  • Xuyên khung 16g, thủ ô chế 16g, ngưu tất 20g, đương quy 20g, thạch xương bồ 16g, tục đoạn 20g, ngũ vị 20g, phá cố chỉ 10g, quế chi 10g, chích thảo 15g, cát căn 16g, đại táo 16g, bạch truật 16g, phòng sâm 20g, hoàng kỳ 16g. Các vị cho vào bình sành, đổ 2 lít rượu trắng ngon, ngâm khoảng 15 ngày là được. Ngày uống 40 -50ml, chia 2 lần trước bữa ăn.
  • Công dụng: khu phong, tán hàn, trừ tà, thông kinh hoạt lạc.

Tùy từng thể bệnh mà có các bài thuốc điều trị thích hợp khác nhau.


chữa đau vai gáy bằng đông y
 
Thể phong hàn thấp (do lạnh): Thường xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh, gối cao, đông y cho rằng do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra. Triệu chứng thường gặp đột nhiên vai gáy cứng đau quay cổ khó, ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau và co cứng so với bên lành, sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù.
 
Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
- Bài thuốc 1: can khương, thương truật, phụ linh thang.
  • Thành phần: can khương 8g, thương truật 8g, cam thảo 6g, phục linh 12g,  quế chi 8g, xuyên khung 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Bài thuốc 2: trước tý thang.
  • Thành phần: khương hoạt 12g, độc hoạt 12g, quế chi 8g, xuyên khung 10g, tần giao 12g, chích cam thảo 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, cành dâu 40g, mộc hương  8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
 
Thể phong thấp nhiệt: Triệu chứng của thể này thường là: đau vai gáy kèm theo đau nhức mình mẩy, có thể có cảm cúm kèm theo,  cổ cứng đau khó quay, ấn vào các cơ thang, sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù sác.

Pháp điều trị: khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, thông kinh hoạt lạc.
- Bài thuốc: sài cát giải cơ thang.
  • Thành phần: khương hoạt 8g, bạch chỉ 10g, bạch thược 12g, cát cánh 12g, hoàng cầm 8g, thạch cao 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
 
Thể can thận hư (thường do thoái hóa cột sống cổ): Triệu chứng thường gặp: đau cứng gáy, quay trở khó khăn, cúi xuống khó khăn, vận động nhiều thì đau nhiều có khi giật hoặc đau từng cơn, có thể kèm theo tê mỏi vùng vai lan xuống tay, nằm nghỉ thì đỡ đau, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Pháp điều trị: khu phong, trừ thấp, bổ can thận.
- Bài thuốc 1: quyên tý thang.
  • Thành phần: khương hoạt 8g, phòng phong12g, xích thược 12g, nghệ vàng 12g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Bài thuốc 2: bổ thận tráng cân thang.
  • Thành phần: thục địa 16g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, tục đoạn 12g, thanh bì 10g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 8g, bạch linh 12g, đỗ trọng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
 
Thể huyết ứ (thoát vị đĩa đệm, chấn thương): Triệu chứng: gáy cứng, xoay chuyển khó khăn, đau nhức, có thể có những điểm đau dữ dội, chân tay tê dại, gân xương đau mỏi, lưỡi thâm tím, mạch trầm hoạt hoặc sáp.
Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, trừ thấp.
 
- Bài thuốc 1: thư cân hoạt huyết thang.
  • Thành phần: kinh giới 10g, phòng phong 12g, chỉ xác 8g, thanh bì 8g, khương hoạt 12g, độc hoạt 12g, tục đoạn 16g, đỗ trọng 16g, đương quy 12g, ngũ gia bì 16g, ngưu tất 16g, hồng hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Bài thuốc: tứ vật đào hồng.
  • Thành phần: thục địa 12g, đương quy 12g, xích thược 12g, xuyên khung 10g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc uống, khi bị đau vai gáy có thể áp dụng kết hợp các bài thuốc đắp, chườm bên ngoài sẽ có tác dụng           nhanh hơn. Các bài thuốc chườm bên ngoài gồm:
  • Bài 1: Dùng lá cúc tần và lá lốt mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn rượu sao nóng. Dùng miếng vải gói lại đem chườm tại chỗ.
  • Bài 2: Dùng ngải cứu trộn với muối sao nóng. Dùng khăn vải gói thuốc rồi chườm vào nơi bị đau. Có thể thực hiện theo cách này nhiều lần trong ngày, tốt nhất là vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Phòng bệnh: khi làm việc không cúi đầu quá lâu, không gối đầu cao quá, không để quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào vùng cổ gáy kéo dài...
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU