Đông Y thái phương
Bệnh viêm xoang tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: viêm dây thần kinh hốc mắt, viêm xương, áp xe não … Do đó người bệnh không nên chủ quan khi đánh đồng bệnh viêm xoang với triệu chứng cảm cúm thông thường. Một số bệnh viêm xoang thường gặp: viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm xoang mũi, viêm xoang bướm,…
Khi bị viêm xoang, người bệnh cũng không nên lạm dụng quá nhiều kháng sinh và các loại tân dược khác với lý do tân dược có thể gây hại cho gan thận và làm suy giảm chức năng của 2 bộ phận này. Trong trường hợp bệnh nặng kéo dài, bệnh nhân nên sử dụng những phương pháp dân gian hoặc y học cổ truyền ít gây hại hơn như chữa trị viêm xoang bằng lá trầu không cũng rất hiệu quả.

Giới thiệu qua về lá trầu không – chữa trị viêm xoang bằng lá trầu không:

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” – Lá trầu không quen thuộc với người Việt. Không chỉ có thế, lá trầu không còn mang đến nhiều công dụng chữa bệnh mà có thể nhiều người vẫn chưa biết.



Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Nhìn bề ngoài lá trầu không dễ bị nhầm lẫn với lá lốt việc nhận dạng chính xác là điều cần thiết. Trầu không là cây nhỡ leo nhẵn; lá có cuống có bẹ, phiến hình trái xoan, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp; gân gốc thường là 5; hoa khác gốc, mọc thành bông.

Trong lá trầu không có chứa tới 2,4% thành phần tinh dầu chứa hoạt tính kháng diệt nấm diệt khuẩn rất mạnh.  do đó lá trầu không giúp hỗ trợ và điều trị bệnh viêm xoang mãn tính. Trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu có hoạt tính giúp kháng khuẩn, diệt nấm, diệt khuẩn rất mạnh vì thế lá trầu không sẽ có tác dụng trong điều trị viêm xoang hiệu quả. Nhất là giải quyết chứng nghẹt mũi.

Công dụng của lá trầu không – trị viêm xoang bằng lá trầu không:

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm và chống ngứa. Trầu không được xem như là vị thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.
Dân gian thường dùng lá trầu không để trị hàn thấp nhức mỏi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, trị hôi miệng, chữa viêm nhiễm phụ khoa, nhức đầu khó thở và hỗ trợ điều trị đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi. Ngoài ra lá trầu không cũng được dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở, chữa bỏng,…



Còn theo Y học hiện đại, thành phần lá trầu không chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thơm, có vị nồng mà chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng như một kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli. Cũng chính vì thế mà lá trầu không được ứng dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó có các bệnh viêm đường hô hấp: điển hình là làm giảm tắc nghẽn mũi, diệt khuẩn trừ nấm chữa viêm xoang hữu hiệu.

Hướng dẫn trị viêm xoang bằng lá trầu không:

Nguyên liệu:

  • Lá trầu không: 10 lá.
  • Thuốc hoa ngũ sắc (mua ở các hiệu thuốc bắc hoặc có thể làm tương tự bằng hoa ngũ sắc).
  • Nước muỗi sinh lý.
  • Rượu: 100ml.
  • Lọ xịt mũi đã hết, rửa sạch vỏ.



Cách làm:

Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước, sau đó vò nát hoặc xay nhỏ rồi cho vào chai thủy tinh đổ ngập dung dịch.

Nước hoa ngũ sắc đổ vào bình xịt đã chuẩn bị trước.


Cách dùng:

Ngậm 1 ngụm nước lá trầu không ngâm rượu trong miệng khoảng 10 phút.

Trong thời gian này thì nhỏ thuốc hoa cứt lợn vào 2 lỗ mũi, giữ như vậy khoảng 5 – 10 phút.

Nhổ nước trong miệng ra sau đó bịt mũi xì nhẹ nước hoa ngũ sắc vừa xịt ra khỏi mũi.

Tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý, dùng 2 ngón tay day mạnh 2 bên mũi, xát lông mày từ trên xuống dưới để đẩy các chất bẩn còn động trong họng, đờm rãi cũng khạc nhổ hết ra ngoài.

Kiên trì mỗi ngày thực hiện 2 lần.  Sau 1 tuần, sẽ thấy hiện quả rõ rệt. Thực hiện kiên trì 3 lần liên tếp bệnh sẽ khỏi hẳn.

 
Trong trường hợp sử dụng lá trầu không chữa viêm xoang không thấy hiệu quả vì phương pháp điều trị đạt hiệu quả hay không cũng phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa mỗi người. Vì vậy nên chúng tôi nghĩ bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn bệnh hiệu quả nhất.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU