Đông Y thái phương
Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, nhưng trên thực tế, ngồi bô quá 30 phút, táo bón hay cửa hậu môn không sạch,…sẽ là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.  Nếu không để ý và phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về bệnh trĩ ở trẻ em.

1. Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Bệnh trĩ ở trẻ em xảy ra khi trẻ thường xuyên lặp lại các thói quen xấu làm tăng áp lực hậu môn gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.
bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ khá phổ biến ở nước ta và chúng xảy ra do tình trạng gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạc hậu môn dẫn tới sự căng phồng quá mức các tĩnh mạch khiến tĩnh mạch phình to hình thành nên búi trĩ kèm theo các triệu chứng như đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn.

Bệnh trĩ chia ra làm hai loại chính:

  • Trĩ ngoại: Trĩ ngoại xuất hiện bên ngoài thành mạch hậu môn, búi trĩ sa xuống có thể nhìn thấy được hoặc sờ thấy được.
  • Trĩ nội: Hình thành trong ống hậu môn và khó có thể nhận biết sớm bệnh bằng cách qua sát được, biểu hiện ban đầu là chảy máu búi trĩ và đau rát hậu môn. Thường khi trĩ ở giai đoạn nặng búi trĩ loài ra ngoài mới có hể quan sát được.
Ngoài ra còn trĩ hỗn hợp: Xuất hiên đồng thời cả trĩ ngoại và trĩ nội cùng một lúc gây nên những triệu chứng khá nghiêm trọng.

2. Vì sao lại mắc bệnh trĩ trẻ em?

Bệnh trĩ ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây nên, đa phần là do chế độ ăn uống không hợp lý và vệ sinh cá nhân kém. Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn ở trẻ tương đối yếu, liên hệ giữa hậu môn và trực tràng yếu lên trực tràng dễ bị di động lên phía trên.
bệnh trĩ ở trẻ em
Vì vậy, nếu để trẻ ngồi bô quá lâu sẽ gây áp lực trong bụng, khi đó trực tràng chịu áp lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.
Đặc biệt sau khi đi vệ sinh, hậu môn ở trẻ không tự động co lại được nhiều nên trực tràng dễ bị rơi xuống khó co lại vị trí ban đầu và dễ dẫn đến bệnh trĩ (thường là trĩ nội, trĩ ngoại ít gặp hơn ở trẻ). Nếu trẻ mắc bệnh trĩ nội ở mức độ nhẹ trực tràng có thể co trở lại, nhưng nếu hiện tượng này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới chảy máu, phù thũng…

3. Dấu hiệu nhận biết bênh trĩ ở trẻ em

Trong quá trình chăm sóc trẻ nếu như bắt gặp một số triệu chứng dấu hiệu dưới đây thì có thể nghi ngờ trẻ có khả năng mắc trĩ cao và nên đưa trẻ đi viện phát hiện và điều trị bệnh sớm.

  • Đại tiện khó, trẻ dùng sức rặn nhiều và hay khóc khi đi vệ sinh do đâu, trường hợp này trẻ có thể bị táo bón nên cần lưu ý bước đầu của bệnh trĩ.
  • Chảy máu hậu môn: quan sát phân thấy có máu tươi kèm theo có thể cảnh giác bởi đây không chỉ là dấu hiệu của bệnh kít lỵ mà còn là dấu hiệu của bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hay áp xe hậu môn.
  • Phù hậu môn: Thấy hậu môn sa búi trĩ phù sưng thì nên cảnh giác bởi dấu hiệu này chính là biểu hiện bệnh trĩ.
  • Cảm giác ngứa và nóng rát hậu môn.
  • Đau rát vùng hậu môn.
  • Xuất hiện máu lẫn phân, khi bệnh nặng chảy thành từng tia.
  • Sưng tấy vùng hậu môn nhất là sau khi đi đại tiện.
  • Nếu mắc chứng táo bón thường xuyên các triệu chứng trên sẽ trở nên nặng nề hơn.

4. Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em hiện nay

Việc phát hiện trĩ sớm ở trẻ việc điều trị khá dễ dàng vì trẻ nhỏ có tốc độ liền vết thương nhanh nên hầu hết các trường hợp chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh hậu môn đúng cách là có thể loại bỏ khỏi bệnh trĩ ở trẻ em hoàn toàn bằng các thói quen sau:

  • Bổ xung chất xơ có trong rau củ quả vào trong bữa ăn hàng này cho bé
  • Trách để trẻ đi vệ sinh quá lâu hay ngồi quá lâu một chỗ.
  • Vệ sinh hậu môn cho trẻ đúng cách tránh tình trạng nhiễm khuẩn hậu môn.
  • Xông hơi hậu môn hoặc rửa hậu môn bằng các thảo dược làm teo búi trĩ như rau diếp cá, kinh giới, lá tía tô, cây lục vừng….
  • Trường hợp nặng có thể cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh hơn.
  • Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, nên đại tiện 1 lần/ngày, tránh nguy cơ táo bón gây bệnh trĩ.
  • Nếu như các can thiệp điều trị không đem lại hiệu quả thì cần xem xét đến phương án phẫu thuật để chữa khỏi bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cần sử dụng nhiều biện pháp giảm đau để hạn chế tổn thương và không làm ảnh hưởng đến chức năng hậu môn của trẻ.
  • Trị liệu ngoài: Có thể sử dụng 5 loại bột thuốc: Ngũ bội tử 12g, con hàu, long cốt, mỗi loại 12g, chỉ thực 3g. Bốn vị thuốc đầu nghiền chung thành bột mịn, sau đó cho bạch dược Vân Nam vào trộn lẫn, dùng bôi ngoài. Đầu tiên người bệnh ngồi ngâm trong nước muối ấm nồng độ 3%, sau đó dùng thuốc bội ngoài, sau đó lại dùng hỗn hợp bột rắc lên một lớp mỏng trên bề mặt lớp loét, sau đó nằm nghỉ khoảng một giờ, thông thường dùng 3- 5 ngày thì sẽ khỏi. Hoặc dùng dung dịch được chế biến từ thảo mộc: Vỏ quả lựu, ngũ bội tử, phèn chua nghiền thành bột mịn, sắc nước, dùng để rửa ngoài hậu môn, mỗi ngày 2 lần, hiệu quả rất nhanh.
bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em không thể xem nhẹ, vì trẻ chưa tự ý thức được việc phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em nên các bậc phụ huynh nên quan tâm hơn bệnh trĩ. Khi thấy các triệu chứng trên các bạc phụ huynh nên mang bé đến khám kịp thời, tránh tình trạng để lâu dài gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU