Đông Y thái phương
Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến người bệnh. Nhưng nó lại làm đau rát và rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Làm cho người bệnh đi lại và lúc ngồi không được thoải. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Cùng tìm hiểu bệnh trĩ nội là gì qua bài viết sau đây.

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là khi bên trong hậu môn của bệnh nhân xuất hiện những búi trĩ gây đau, rát và làm chảy máu khi người bệnh đại tiện. Các búi trĩ thậm chí có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại bên trong. Khi trĩ nội trở nặng thì các búi trĩ thậm chí không thể thụt vào lại được. Nhận biết được trĩ nội là gì sẽ rất hữu hiệu cho bệnh nhân trong việc tìm đến các phương pháp điều trị kịp thời.
bệnh trĩ nội

Về mặt y khoa, bệnh trĩ nội được định dạng là khi búi trĩ nằm ở phần trên đường lược, bề mặt của các búi trĩ nội cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và thường không có thần kinh cảm giác. Bệnh trĩ nội sinh ra hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ, và viêm da xung quanh vùng hậu môn.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của các loại bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội sinh ra do tắc nghẽn mạch máu: mao mạch máu tăng sau đó căng phồng lên tạo thành bề mặt thô và sáng bóng, thường thường có màu đỏ tươi, niêm mạc cũng khá mỏng, nếu bác sĩ chuyên khoa dùng tay chạm vào sẽ thấy mềm và vùng này cũng dễ chảy máu.

Trĩ nội phát sinh do u tĩnh mạch: có những bệnh nhân mắc phải trĩ nội là do đám rối tĩnh mạch trong cơ thể người bệnh căng phồng lên làm cho bên trong búi trĩ xuất hiện cục máu đông rồi hình thành u tĩnh mạch dãn ra thành hình cầu, niêm mạc khá dày.
bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội được hình thành do sưng dạng sợi: vì búi trĩ nhiều lần sa ra ngoài do táo bón, hoặc do bị cọ sát (quan hệ tình dục qua đường hậu môn) và chứng viêm kích thích khiến cho các tổ chức tế bào của trĩ nội tăng lên, niêm mạc chuyển thành dạng sợi, cứng lại và một phần trĩ có tính đàn hồi.
 

3. Các cấp độ bệnh trĩ nội:

Đối với trĩ nội, tùy thao mức độ sa của búi trĩ mà ta có thể phân chia làm 4 cấp độ:.

  • Trĩ nội cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể chảy máu khi đi tiêu.
  • Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và ngay sau đó tự tụt vào.
  • Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào. Thường phải dùng tay đẩy vào.
  • Trĩ nôi cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào búi trĩ lại tụt ra.
bệnh trĩ nội
Khi tình trạng bệnh ở cấp độ 3 đặc biệt là 4, kèm theo triệu chứng cấp tính thì buộc phải phẫu thuật. Sau giai đoạn phẫu thuật cần dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại.
 

4. Phòng ngừa bệnh trĩ nội

Nền y học hiện nay đã có thể trị dứt được căn bệnh này thông qua phương thức uống thuốc (nếu bệnh nhân muốn tránh tình trạng đau rát và nhiễm trùng sau phẫu thuật) hoặc phẫu thuật cắt trĩ. Để phòng ngữa bệnh trĩ nội thì người dân nên tập lối sống lành mạnh, tránh uống rượu bia, ăn nhiều rau/trái cây/củ quả có chất xơ, uống nhiều nước, tránh ăn quá cay, và tránh ngồi lâu cũng như các môn thể thao gây chèn ép lên phần dưới cơ thể như tập tạ,…
bệnh trĩ nội
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản để hiểu được bệnh trĩ nội là gì, từ đó có cái nhìn chuẩn xác về tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời

5. Điều trị bệnh trĩ nội bằng biện pháp bảo tồn

Biện pháp điều trị này được lựa chọn đầu tiên khi chữa trị cho bệnh nhân. Có thể hiểu đó là việc chữa trị ít tác động hay tránh gây đau đớn cho người mắc bệnh trĩ, giảm thiểu các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay dùng thuốc hỗ trợ điều trị.
Cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt trong quá trình điều trị bệnh trĩ nội.Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần ăn nhiều chất dinh dưỡng có chứa chất xơ như trái cây, rau quả, các loại rau ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng nhằm giảm thiểu đau đớn khi đi tiêu.Ngoài ra nên uống nhiều nước  hằng ngày khi điều trị, tránh ăn các đồ ngọt, cay, nóng, uống các chất kích thích gây hại đường ruột. Tránh làm những động tác nặng, không ngồi hay đứng quá lâu, co gồng hậu môn sẽ giảm thiểu được tình trạng chảy máu búi trĩ do căng giãn các tĩnh mạch bên trong. Giữ vệ sinh hằng ngày sau khi đi tiêu, nên ngâm với nước ấm có pha với muối.

Có thể dùng thuốc điều trị bệnbệnh trĩ nộih trĩ nội có tác dụng làm thành tĩnh mạch chắc, co thắt lại, giảm viêm sưng, đau, kem hay mỡ bôi trĩ ngoài, thuốc kháng viêm, chống viêm nhiễm, táo bón.  Trong trường hợp bị đau rát, chảy máu do viêm nhiễm có thể dùng dạng thuốc viên đạn trĩ đặt vào vùng hậu môn để điều trị bệnh trĩ nội.

6. Điều trị bệnh trĩ nội bằng biện pháp điều trị hỗ trợ dụng cụ

Biện pháp này rất dễ sử dụng, an toàn, hiệu quả.  Đầu tiên bác sĩ dùng cách chích xơ khi trĩ nội ở giai đoạn bệnh thời kỳ 1 và 2 ( tức là lúc búi trĩ chưa sa ra ngoài, chảy máu khi bệnh nhân đi đạu tiện, sau đó đến lúc búi trĩ sa ra ngoài một thời gian rồi tự tụt vào được). Cách chích xơ này nhằm giúp co thắt các tĩnh mạch nhằm hạn chế việc căng giãn gây chảy máu ra ngoài. Tuy nhiên bác sĩ cần phải có kinh nghiệm trong cách điều trị này để không để lại biến chứng như xơ vữa động mạch.
bệnh trĩ nội
Tiếp theo là dùng bắn, thắt vòng cao su các búi trĩ lại, điều trị bệnh trĩ nội  theo bước này cũng áp dụng ở giai đoạn trĩ nội ở giai đoạn phát bệnh thời kỳ 1 và 2, có khi trĩ nội đang ở thời kỳ 3 (búi trĩ lòi hẳn ra ngoài không tự tụt vào được) nhưng kết quả không khả quan. Cách thắt vòng cao su này nhằm giúp giảm thiểu lượng máu bơm vào búi trĩ, giữ lại được lớp đệm hậu môn là kết quả mong muốn khi điều trị bệnh trĩ nội.
bệnh trĩ nội
Cuối cùng có thể dùng cách đốt búi trĩ bằng tia hồng ngoại, kết quả là các mô mạch bị xơ cứng đông lại, giảm đi lượng máu đến búi trĩ và áp chặt vào thành hậu môn.
 

7. Điều trị bệnh trĩ nội bằng cách phẫu thuật

Cách này chỉ là lựa chọn cuối cùng khi tình trạng đã trở nên trầm trọng, kèm theo các biến chứng khó kiểm soát của bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên cách này lại gây đau đớn cho bệnh nhân và chi phí tốn kém , phẫu thuật bao gồm khâu tro búi trĩ, phẩu thuật Longo,  phẫu thuật siêu âm khâu khóa các động mạch trĩ.
bệnh trĩ nội
Việc điều trị bệnh trĩ nội có mang lại hiệu quả, nhanh chóng hay không tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu, triệu chứng gây bệnh từ ban đầu.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU