Đông Y thái phương
Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn là lo lắng của rất nhiều người. Và với những giai đoạn đó có những cách nào để điều trị sớm, điều trị kịp thời không cho bệnh phát triển mạnh? Sau đây là một vài thông tin về vấn đề bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn và những lưu ý trong từng giai đoạn, các bạn cùng tham khảo nhé!


 


1 . Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

 
Giai đoạn tiền đái tháo đường:
Tiền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng nó tăng chưa đủ để được phân loại thành tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên nếu không được can thiệp, tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường typ 2. Giai đoạn tiền tiểu đường thường không có rõ các triệu chứng.
 
 Giai đoạn này có thẻ có xảy ra rối loạn sắc tố da tức là xuất hiện vùng bị tối trên da. Các khu vực thường có thể bị ảnh hưởng bao gồm cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay.
Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng máy đo đường huyết. Bạn có thể kiểm tra đường huyết nếu thấy các yếu tố nguy cơ sau:
+ Đang thừa cân, với chỉ số khối cơ thể trên 25.
+ Không hoạt động.
+ Ở độ tuổi 45 trở lên.
+ Lịch sử gia đình bệnh tiểu đường type 2.
+ Phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai hoặc đã sinh ra em bé nặng hơn 4,1 kg.
+ Có hội chứng buồng trứng đa nang.
+ Tăng huyết áp.
+ Khi đo đường huyết sau khi nhịn ăn qua đêm hay tám giờ là từ 100-125 mg / dl
+ HDL máu là dưới 35 mg / dL (0,9 mmol / L) hoặc mức chất béo trung tính trên 250 mg / dL (2,83 mmol / L).
+ Thường xuyên ngủ ít hơn 5,5 giờ một đêm.
 
Giai đoạn đái tháo đường túyp 2:
Nếu bệnh nhân không can thiệp kip thời trong giai đoạn tiền tiểu đường, thì người bệnh có nguy cơ tiến tới đái tháo đường typ 2 trong 10 năm hoặc ít hơn. Dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
+ Khát nước liên tục.
+ Thường xuyên đi tiểu.
+ Mệt mỏi, sút cân nhanh.
+ Mờ mắt.
+ Tiểu đường typ 2 được chẩn đoán là khi đường huyết là 126 mg / dl hoặc cao hơn.
Giai đoạn cuối tiểu đường – Biến chứng tiểu đường:
Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm
+ Tăng huyết áp.
+ Cholesterol cao
+ Bệnh tim.
+ Đột quỵ.
+ Bệnh thận.
+ Mù
+ Nhiễm trùng vết thương, nhiều trường hợp nặng phải cắt cụt chi
+ Bạn có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường từ giai đoạn tiền tiểu đường bằng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra nồng độ đường trong máu để kịp thời có biện pháp điều trị hoặc phòng tránh thích hợp.
 

2.Bệnh tiểu đường có mấy loại?

 
Bệnh tiểu đường hiện nay là một bệnh rất nguy hiểm, có gây ra nhiều biến chứng khác nhau, để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có mấy loại thì theo như phân loại của WHO năm 1999, thì bệnh đái tháo đường có những loại sau:
 
Bệnh đái tháo đường tuýp 1:
Do tế bào bê-ta bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Đái tháo đường týp 1 chiểm tỷ lệ khoảng 5-10% bệnh đái tháo đường thế giới.
 
Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen (di truyền) và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Đa số các trường hợp được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 1 thường là người có thể trạng gày, tuy nhiên người béo cũng không loại trừ. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.
 
Bệnh đái tháo đường tuýp 2:
Do kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào bê-ta hoặc do suy giảm chức năng tế bào bê-ta kèm theo kháng insulin của cơ quan đích. Tùy trường hợp cụ thể mà một trong hai trường hợp trên nổi trội hoặc cả hai. Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới.
 
Đái tháo đường týp 2 không phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, và thường được phát hiện sau 40 tuổi. Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 thường có thể trạng béo.
 
Người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thế điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát đường huyết, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.
 
Bệnh đái tháo đường thai kỳ:
Là dạng bệnh đái tháo đường khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ phụ nữ đang mang thai. Đa số trường hợp thai phụ trở về bình thường sau sinh, một số trường hợp thực sự trở thành ĐTĐ típ 1 hoặc típ 2, một số có thể bị lại ở lần sinh sau.
 
Những thể bệnh đái tháo đường đặc biệt:
+ Khiếm khuyết gen hoạt động tế bào bê-ta:Đái tháo đường khởi phát sớm ở người trẻ, thường dưới 25 tuổi (maturity-onset diabetes of young – MODY) , do đột biến gen.
 
 Gồm các thể MODY 1 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể số 20, HNF-4α), MODY 2 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 7, glucokinase), MODY 3 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 12, HNF-1α), MODY 4 (khiếm khuyết AND ty lạp thể) và các khiếm khuyết khác.
 
+ Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin: bất thường họat động của insulin do đột biến thụ thể của insulin. Gồm kháng insulin týp A, leprechaunism, hội chứng Rabson-Mendenhall, đái tháo đường teo tổ chức dạng mỡ, dạng khác.
 
+ Bệnh tụy ngoại tiết: Tất cả những tác động gây tổn thương lớn ở tuyến tụy có thể gây bệnh đái tháo đường. Những nguyên nhân gây tổn thương như viêm tụy, chấn thương, nhiễm trùng, carcinom tụy, cắt bỏ tụy, chứng xơ hóa nang, chứng nhiễm sắc tố sắt – đái tháo đường đồng đen, sỏi tụy và một số bệnh khác.
 
+ Các bệnh nội tiết: Một số bệnh nội tiết quá nhiều hooc-môn có tác dụng đối lập với họat động của insulin như GH, cortisol, glucagon, epinephrin … có thể gây bệnh đái tháo đường.
 
+ Đái tháo đường do thuốc hoặc hóa chất: Hóa chất diệt chuột (varco), pentamidin, nicotinic acid, gluco-corticoid …
 
+ Một số bệnh nhiễm trùng: Nhiếm trùng một số loại virus như: coxsackie B, cytomegalovirus, adenovirus, virus quai bị có thể gây bệnh đái tháo đường.
 

3.Bệnh tiểu đường có mấy tuýp?

 
Tiểu đường được xếp vào nhóm những căn bệnh gây biến chứng nguy hiểm nhất hiện nay. Để phòng và điều trị bệnh bạn cần hiểu rõ căn nguyên và bản chất của bệnh. “Bệnh tiểu đường có mấy tuýp” là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội hiện nay.
 
Về cơ bản bệnh tiểu đường gồm 3 loại: tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3. Để nắm rõ bệnh tiểu đường có mấy tuýp bạn cần đi sâu và bản chất của mỗi loại.
 

Bệnh tiểu đường tuýp 1:


Bệnh tiểu đường tuýp 1 hình thành là do cơ thể không sản xuất được insulin. Loại bệnh này thường xảy ra ở những người có độ tuổi dưới 20.
 
Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy nên người bệnh bắt buộc phải phụ thuộc vào thuốc suốt đời. Họ phải tiêm trực tiếp insulin vào cơ thể một cách đều đặn và thường xuyên. Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh không thể phòng ngừa được. Bên cạnh việc dùng thuốc bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn.
 

Bệnh tiểu đường tuýp 2:


Khoảng 90% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2. Đa phần họ đã có tuổi. Yếu tố di truyền, ít vận động, thừa cân là những nguyên do gây ra căn bệnh này.
 
Mắc tiểu đường tuýp 2 đồng nghĩa với việc cơ thể sản xuất không đủ insulin. Do đó nó sẽ dễ điều trị hơn tiểu đường tuýp 1. Bạn có thể chung sống hòa bình với nó suốt đời nếu uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn uống và vận động.
 

Bệnh tiểu dường tuýp 3:

Tiểu đường tuýp 3 còn có tên gọi khác là tiểu đường thai kì., đây là tình trạng phụ nữ có thể gặp phải trong ba tháng giữa thai kì. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ mang thai rơi vào khoảng 4%.
 
Nếu có chế độ dinh dưỡng và điều trị, căn bệnh này có thể biến mất ngay khi họ vừa sinh em bé. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, mang thai khi càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
 
Vấn đề bệnh tiểu đường có mấy loại không quan trọng bằng việc bạn có phát hiện ra và điều trị kịp thời hay không. Vì vậy hãy đi khám sức khỏe định kì để xác định và phát hiện ra các giai đoạn, các loại bệnh tiểu đường sớm nhất có thể.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU