Đông Y thái phương

Đau dạ dày có nên ăn xôi không? câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác cho người bệnh bởi lẽ xôi là thức ăn khá đầy đủ dinh dưỡng rất dễ tìm thấy hàng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây


 
Dau da day co nen an xoi khong


 

1. Thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp, xôi.


Gạo nếp còn gọi là nọa mễ, đạo mề, giang mễ hay nguyên mễ: là nhân của cây lúa nếp. Theo nghiên cứu cho thấy: Cứ 100g gạo nếp cho khoảng 350kcal; Thành phần chính trong gạo nếp gồm có: chất bột 75% + protein 6,7% + chất béo, canxi, photpho, sắt, vitamin B1, axit fumalic, axit butanedioic,…
 
Và xôi là món ăn phổ biến, được chế biến từ gạo nếp rất giàu năng lượng.

Có thể bạn chưa biết: Một đĩa xôi nấu đậu, thêm dừa nạo và muối lạc – vừng có thể cung cấp đến 600 calo. Lượng calo này nhiều hơn 1 bát phở, bởi phở chỉ chứa khoảng 400 calo mà thôi.

Tuy nhiên, không nên ăn nhiều mà chỉ nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ. Đặc biệt, người béo, người bị mụn nhọt hay bị bệnh đau dạ dày thì không nên ăn xôi.

2. Đau dạ dày có nên ăn xôi không?


Dau da day co nen an xoi khongDau da day co nen an xoi khong
 

 
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi xôi là một món ăn rất phổ biến tại Việt Nam. Xôi được chế biến từ gạo nếp - một loại thực phẩm giàu năng  lượng.

Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng: trong 100g gạo nếp có chứa khoảng 350kcal, nhiều hơn bất cứ loại thực phẩm nào. Có thể bạn chưa biết, một đĩa xôi hàng ngày bạn hay sử dụng với xôi, ruốc thịt, đậu, dừa, lạc, vừng có thể chứa đến 700 calo - đủ dinh dưỡng cho cả ngày dài mệt mỏi.

Trong gạo nếp có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng khác ngoài tinh bột như:  protein, chất béo, canxi, photpho, sắt, vitamin B1, axit fumalic, axit butanedioic,...Tuy nhiên nên lưu ý không nên sử dụng xôi quá nhiều, chỉ khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Đặc biệt với những ai đang trong tình trạng thừa cân, mụn nhọt thì không nên ăn xôi tránh việc "đổ thêm dầu vào lửa"

Có thể thấy với các thành phần dinh dưỡng chứa trong gạo nếp thì nó là một thực phẩm tuyệt vời đối với bất kì ai. Người bị đau dạ dày cũng nên sử dụng gạo nếp vì các đặc điểm như: tính trung hòa, giải độc, trung ích khí, ấm tỳ vị. Đặc biệt, gạo nếp chứa hàm lượng lớn protein giúp làm lành các vết thương, giảm đi triệu chứng đau dạ dày gây ra.

Nhưng khi được nấu thành xôi thì lại không tốt với người đau dạ dày. Xôi dễ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua và kích thích tăng tiết dịch vị acid. Do đó bị đau dạ dày KHÔNG nên ăn xôi. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng gạo nếp để chế biến những món ăn khác phù hợp hơn dành cho người đau dạ dày.
 
Như vậy có thể đưa ra kết luận cho câu hỏi đau dạ dày có nên ăn xôi không? Xôi nên hạn chế sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn đối với người đau dạ dày. Nếu muốn tận dụng những lợi ích mà gạo nếp mang lại thì có thể chế biến một số món khác như cháo gạo nếp, nếp cẩm sữa dừa...


>> Xem ngay:         Người đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng tốt nhất cho sức khỏe


3. Bài thuốc từ gạo nếp


Cách 1: Cháo gạo nếp táo tàu:

 
Dau da day co nen an xoi khong


 
Gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng. Ngày ăn từ 1-2 lần, giúp trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày. Hoặc có thể dùng gạo nếp thổi thành xôi ăn bình thường thay cho cơm tẻ cũng có tác dụng tốt.

Cách 2: Người viêm loét dạ dày, tá tràng nhiều khi thường thấy buồn nôn, khó chịu để hết cảm giác này có thể dùng:

 -  Gạo nếp 20g sao vàng phối hợp với gừng tươi 2g giã nhỏ, sắc với 200ml nước lọc, đem đun cho tới khi chỉ còn chừng 50ml nước là được.

 -  Uống mỗi ngày sẽ chữa được chứng buồn nôn, khó chịu do viêm loét dạ dày, tá tràng.

Cách 3: Gạo nếp 30g tán thành bột rồi nấu lên thành hồ, cho thêm 30g mật ong chế biến cho vừa ăn.
Ăn nhiều lần trong ngày có tác dụng giảm đau bụng, hết buồn nôn, lợi mật, đỡ háo nước.

4. Thực đơn chuẩn cho người bệnh.


Giai đoạn 1: Bắt đầu quá trình điều trị người bệnh chỉ nên uống sữa. Cứ 1-2 giờ/ lần, mỗi lần khoảng 100ml. Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1200kcal.

Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau có thể chuyển dần sang ăn cháo, súp. Mỗi lần ăn khoảng 100-150ml. Sau đó, có thể chuyển sang ăn những thức ăn mềm nhiều tinh bột như gạo nếp, cơm tẻ, bánh quy…

Giai đoạn 3: Tiếp tục 5-6 ngày ăn cơm hoặc các đồ ăn mềm dễ tiêu hóa, dễ nuốt có lợi cho các hoạt động co bóp dạ dày.

Hãy là người bệnh thông thái bảo vệ dạ dày mình tốt nhất nhé. Kính chúc người bệnh mau khỏi bệnh.


 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU