Đông Y thái phương

Thông thường vào 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua hiện tượng phù chân, hay còn gọi là “xuống máu chân” gây ra những bất tiện và khó chịu cho các thai phụ. Và hơn thế nữa, khi tình trạng này không sớm được điều trị cũng như khắc phục kịp thời chắc chắn sẽ gây ra chứng sưng phù nề như một triệu chứng ban đầu của tiền giản giật, cảnh báo nguy cơ của một hội chứng cao huyết áp cực kì nguy hiểm cho các mẹ bầu và cả thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân và đâu mới là những biện pháp sớm khắc phục hiệu quả tình trạng nguy hại này? Cùng đi tìm hiểu về hiện tượng phù chân khi mang thai nhé các mẹ

Những nguyên nhân gây hiện tượng phù chân khi mang thai


 
* Nội tiết: Mang thai  trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà Bầu, một trong những nguyên nhân khiến bàn chân của chị em trở nên phù nề. Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà Bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.
 
* Giầy dép: Đi giầy, dép  cao cũng khiến cho đôi chân của bà Bầu trở nên mệt mỏi. Đi giầy cao gót trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm cho cơ thể bà Bầu không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi theo khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới. Đi giầy, dép chật  tạo cho đôi bàn chân bị gò bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái. Nguy hiểm hơn, ngoài việc bị phù nề chân nếu cứ đi giấy cao và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà bầu bị trẹo chân ngã.
 
* Trong thời kì mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.
 
Ngoài ra, một nguyên nhân phụ nữa cũng gây sưng tay chân là sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Khi tử cung của bạn trở nên lớn hơn, nó đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim của bạn từ các chi dưới. Lượng nước dư thừa này có thể dẫn đến sưng ở chi dưới, cụ thể là chân, mắt cá.
 
Các yếu tố sau đây cũng có thể ảnh hưởng đến sưng phù chân tay:

- Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường
- Do việc tăng hàm lượng muối và caffein
- Do đứng lâu
- Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống
- Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao
- "Thủ phạm" gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai
- Nhiệt độ cao vào mùa hè.
- Đứng lâu.
- Làm việc nhiều và ít nghỉ ngơi.
- Thiếu kali.
- Ăn nhiều natri.
- Dùng nhiều caffeine.
 
phù chân khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết phù chân

- Đối với hiện tượng sinh lý bình thường nhận biết phù chân rất dễ, khi thấy bàn chân sưng to, hoặc chân có cảm giác nặng hay thấy mang dép chặt hơn bình thường (dù cùng đôi dép thường mang), hay ấn phía trước xương cẳng chân (vùng xương cứng) thấy ấn lõm.
- Ngoài hiện tượng sinh lý bình thường như trên phù còn xuất hiện khi có các bệnh lý huyết áp, thận hay tim mạch thì lúc này bạn nên cẩn thận chú ý hơn.
- Lúc này phù xuất hiện sớm hơn, không đợi bụng to có chèn ép, không chỉ phù ở chân, mà còn phù tay, mặt.

Mắt thì thấy nặng mi, mọng vùng quanh mắt, ấn lõm vùng xương trán, ngón tay múp hẳn lên, tăng cân bất thường hơn 1kg / tuần. Nếu bị phù do các bệnh lý thận thì bà bầu sẽ thấy lượng nước tiểu ít hơn so với bình thường.

- Phù còn có thể gặp khi có bệnh tiền sản giật (gặp khi thai từ 20 tuần, gồm có cao huyết áp, phù và nước tiểu có đạm), bệnh thận (thường nhất là hội chứng thận hư). Với phù dạng này, chỉ có điều trị bệnh gốc mới làm giảm phù.
 

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn 

dang-ky-ngay     

 hotline      

Link mua hàng: Tại Đây
 

Các biện pháp làm giảm chứng phù chân khi mang thai hiệu quả nhất cho mẹ bầu 

Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2- 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.
 
Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
 
Không nên ngồi xếp bằng hoặc chân nọ bắt chéo chân kia, vì các tư thế này có thể ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân.
 
Những dụng cụ hữu ích hàng ngày như bàn chải mềm để chải sạch móng chân hay xơ mướp làm mềm da chân, loại bỏ những tế bào chết, những vết chai sần, xà bông dưỡng ẩm vừa làm sạch từng kẽ chân, vừa mang lại cảm giác mềm mại. Đôi chân của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và trở lên sạch sẽ. Bạn nên thường xuyên massage đôi chân tạo cảm giác thoải mái và giảm phù nề rất hiệu quả.
 
Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
 
Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân…Các vết chai sần được hình thành như những đốm da cứng để chống lại sự ma sát của giày dép lên chân. Thời gian mang giày chật càng lâu thì những vết chai này cũng dày lên, sạm đen đi khiến đôi chân mất đi vẻ đẹp và cảm giác bức bối, bó chặt đôi bàn chân sẽ làm bạn không thoải mái.

Không nên sử dụng những đôi dày cao gót vì độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của bạn không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí còn mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bạn bị trẹo chân ngã. Bạn nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1-3 cm.

Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.

 
Không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể lúc đó dồn hết xuống chân sẽ làm cho bạn càng thêm nhức nhối, đau mỏi đôi chân. Bà bầu cũng không nên ngồi lâu. Trong giờ làm việc bạn nên giành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU