Đông Y thái phương
Trong quá trình mang thai, nếu chẳng may mẹ bầu bị mắc các bệnh do virus như sởi, thủy đậu... thì có khả năng thai nhi cũng sẽ bị nhiễm virus. Những "khách không mời" này có thể xâm nhập và gây hại cho thai nhi thông qua nhau thai.

Có rất nhiều bệnh truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh cho mẹ để tránh lây truyền sang thai nhi.

1. Bệnh thủy đậu

Nếu mẹ bầu mắc phải virus gây bệnh trong giai đoạn đầu thai kỳ, virus có thể vượt qua lá chắn nhau thai và gây dị tật bẩm sinh bao gồm dị tật chân, bất thường võng mạc, mất tế bào vỏ não và bệnh thận. Ngay trong lúc sinh, nếu bé tiếp xúc với virus bệnh thủy đậu thì có thể bị bệnh ở hệ thần kinh trung ương.
 
bệnh lây truyền từ mẹ sang con

Nếu mẹ đã từng mắc bệnh trước đó, cơ thể đã phát triển khả năng miễn dịch với bệnh và bé không gặp nguy hiểm khi mẹ mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ chưa từng mắc bệnh này trước đây thì nên chủ động đi tiêm phòng từ trước khi mang thai.

2. Rubella

Hay còn được gọi là bệnh sởi Đức, rubella dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu rất ca ovà được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra quái thai. Nếu mẹ nhiễm rubella trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều khả năng bé sinh ra bị nhiễm trùng bẩm sinh. Rất khó chẩn đoán bệnh vì các triệu chứng không có gì nổi bật. 

Đôi khi, các xét nghiệm máu cũng rất phức tạp. Thai nhi bị nhiễm virus gây bệnh có thể bị nhiều dị tật và bệnh như dị tật mắt, bệnh tim, điếc, khiếm khuyết hệ thần kinh trung ương, thai chậm phát triển, giảm tiểu cầu, thiếu máu, viêm gan, vàng da…

3. Virus Coxsackie

Đây là một nhóm virus gây các bệnh như tay-chân-miệng, bệnh viêm não, viêm màng ngoài tim…Chúng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và gây ra những dị tật bẩm sinh như dị dạng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, tim mạch. Nếu nhiễm virus vào tháng cuối, nguy cơ thai chết lưu hoặc tử vong do viêm màng não, viêm cơ rất cao. 

4. Bệnh AIDS

Căn bệnh này gây ra bởi virus HIV, lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Căn bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể không còn khả năng chống chọi với những bệnh thông thường. Một người mẹ bị nhiễm HIV thì thai nhi cũng bị nhiễm. Trẻ còn có thể mắc bệnh từ mẹ trong ca sinh và khi bú sữa mẹ. 

Tuy nhiên, một người mẹ nhiễm bệnh vẫn có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh khi được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc xét nghiệm HIV được khuyến khích với tất cả những người mẹ mang thai, thuộc cả nhóm có nguy cơ cao và nhóm nguy cơ thấp. Những người mẹ nhiễm HIV được khuyến nghị không cho con bú và được hướng dẫn kỹ lưỡng về cách chăm sóc con để tránh bệnh lây truyền từ mẹ sang bé.

5. Bệnh thứ năm

Căn bệnh này có triệu chứng là các mảng da đỏ nhạt trẹn mặt, sốt nhẹ, đau họng, đau khớp. Bệnh có thể truyền qua nhau thai và trong một sốt ít trường hợp, gây ra sảy thai hoặc thai chết lưu. Thai nhi bị nhiễm virus gây bệnh sẽ bị viêm cơ tim. Nó cũng khiến tủy xương không sản xuất các tế bào máu đỏ gây thiếu máu. 
 
bệnh lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh còn dẫn đến tình trạng ứ nước ở các mô và gây tử vong cho trẻ. Siêu âm có thể giúp kiểm tra tình trạng ứ nước này và các kiểm tra đươc duy trì hàng tháng để biết trẻ có cần được truyền máu hay không. 

6. Cytomegalovirus

Cytomegalovirus, viết tắt là CMV là một loại virus rất phổ biến. Ở trẻ em và người bình thường, CMV không gây một vấn đề nào nghiêm trọng. Tất nhiên, chúng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Trong số những bà mẹ bị mắc CMV trong thai kỳ, có hơn 1/3 có thể truyền cho bào thai. 80% trẻ nhiễm CMV bào thai có thể phục hồi hoàn toàn và không gặp bất kỳ vấn đề phát triển nào. 

Nhưng môt số trẻ nhiễm CMV bào thai khi sinh ra sẽ có những biểu hiện như: Cơ thể nhỏ hơn, bệnh lý ở gan, lác và mật, có mảng màu tím trên da, co giật, vàng da vàng mắt. Một số trẻ gặp phải những dị tật suốt đời như mất thính lực và chậm phát triển thần kinh. 

Lưu ý, nếu đã nhiễm virus từ trước khi mang thai thì nguy cơ dị tật ở bé giảm xuống còn 1/100. Để phòng ngừa, bạn cần tránh tiếp xúc với nước tiểu, nước bọt của trẻ mắc bệnh. Nên rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thay quần áo, làm vệ sinh, thay tã hay chăm sóc các trẻ mà bạn thấy có nguy cơ mắc CMV. 



   Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung và cách phòng ngừa

  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm : Bảng cân nặng thai nhi

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU