Đông Y thái phương
Ung thư tử cung là bệnh mắc phải ở phụ nữ, nó hình thành khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung phát triển không thể kiểm soát từ đó hình thành các khối u lớn. Đây là bệnh ung thư ở phụ nữ được xếp thứ 2 về độ nguy hiểm.

Ung thư hiếm có này là hậu quả của sự phân bào ác tính bên trong niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung). Đôi khi người ta gọi nó là ung thư nội mạc tử cung. Ung thư cổ tử cung đôi khi cũng được liệt kê vào dạng ung thư tử cung vì cổ tử cung cũng thuộc về tử cung. Hình thức tiền ung thư có thể hiện diện nhiều năm trước khi bệnh trở nên ác tính




 


Bệnh ung thư này thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi (dưới 5% phụ nữ mắc bênh dưới 40 tuổi), ở các phụ nữ hay sử dụng DES (loại thuốc ngăn sẩy thai tái diễn) trong khi mang thai hoặc mẹ của họ đã sử dụng và ở các phụ nữ thuộc nhóm có trình độ kinh tế xã hội cao. Trong những năm gần đây, có nhiều tranh luận về sự xuất hiện ung thư tử cung ở những phụ nữ dùng liệu pháp nội tiết tố thay thế cho các triệu chứng vào thời kỳ mãn kinh.

Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi, rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi.

Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.

1 . Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV). Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu “yêu”. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị “đánh bật” ra khỏi cơ thể con người trong vòng 12 – 24 tháng.

Nhóm phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này. Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45 tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em.

Để việc điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả người bệnh cần được theo dõi và uống thuốc chữa bệnh ung thư cổ tử cung để ngăn chặn các tế bào ung thư kịp thời. Ung thư cổ tử cung là một dạng ung thư chỉ xuất hiện ở nữ giới.
Ở phụ nữ, do cấu tạo đặc biệt của cơ quan sinh dục mà các chị em rất hay mắc phải những căn bệnh quái ác tại các bộ phận sinh dục. Một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu cho chị em phụ nữ đó chính là bệnh ung thư cổ tử cung. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này . Chích ngừa ung thư cổ tử cung ngay từ khi chưa lập gia đình là biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa căn bệnh này.

Khoảng 70% nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung là do virus gây u nhú ở người - virus HPV. Bạn có thể bị nhiễm virus HPV do có quan hệ tình dục với đối tác nhiễm bệnh trước đó.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng nếu xét nghiệm cho thấy có virus HPV trong cơ thể. Vì có rất nhiều chủng virus HPV và Không phải tất cả các chủng đó đều gây ung thư cổ tử cung. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại, virus HPV chủng 16 và 18 được coi là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung.

2 . Triệu chứng của ung thư tử cung

Khó nhận biết do không gây đau và không kèm theo nhiều dấu hiệu khác lạ chính là đặc điểm nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hiếm khi gây ra các dấu hiệu cụ thể nên nếu bạn không phải là người để ý quá nhiều đến "vùng kín", bạn sẽ không thể nhận ra những dấu hiệu này. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cơ bản nếu cổ tử cung xuất hiện các tế bào lạ. Bạn đừng kỳ vọng nhiều vì những dấu hiệu này rất dễ bị nhầm với các bệnh phụ khoa hoặc bệnh tình dục khác. Cách phát hiện bệnh chính xác nhất chỉ có thể là làm xét nghiệm Pap mà thôi.

Ung thư cổ tử cung có thể mất nhiều năm để phát triển. Trong thời gian đó, nó có thể dễ dàng được phát hiện bằng xét nghiệm Pap và được điều trị thành công.
Những thay đổi tiền ung thư và ung thư sớm của cổ tử cung luôn không gây đau. Thực tế, nói chung chúng không gây bất kì một triệu chứng nào và không được phát hiện trừ khi người phụ nữ có khám khung chậu và xét nghiệm Pap. Điều quan trọng là không đợi đến khi cảm thấy đau mới đi khám bệnh.

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới tác động đến phụ nữ, khoảng 500.000 phụ nữ được chẩn đoán và gần 300.000 người tử vong mỗi năm. Trong danh sách các căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung xếp thứ hai.
Giai đoạn tiền ung thư thường không có triệu chứng.Các dấu hiệu khác thường dưới đây sẽ cảnh báo giúp bạn phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh:
Đau nhức quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có chu kỳ kinh nguyệt.
Chảy máu bất thường ở vùng âm đạo mà không rõ nguyên nhân

Những bất thường trong tiểu tiện như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu.
Dịch âm đạo tăng bất thường, có màu sắc khác lạ ( màu vàng , màu xanh như mủ hoặc lẫn máu), có mùi khó chịu.
Các dấu hiệu bất thường của chu kì kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm.
Đau hoặc chảy máu khi quan hệ: Nếu cảm giác đau và chảy máu trong khi quan hệ diễn ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu bất thường của cơ quan sinh sản, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung.

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám bệnh
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sút cân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân và bị thiếu máu do số lượng bạch cầu để chống lại bệnh đã thay thế một số lượng lớn hồng cầu khỏe mạnh.

Đau lưng, đặc biệt là khu vực lưng dưới, cơn đau có thể lan xuống chân hoặc gây phù chân, có cảm giác áp lực đè lên vùng bụng dưới.
Vì căn bệnh ung thư cổ tử cung diễn tiến rất chậm nên khi phát hiện bất kì dấu hiệu nào bất thường người bệnh nên đi khám để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Chảy máu trong suốt thời gian dài, rong kinh
Chảy máu nhiều sau thời kì mãn kinh
Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau
Kinh nguyệt nhiều và kéo dài
Đi tiểu thường xuyên do áp lực của khối u đè lên bàng quang
Chảy máu âm đạo bất thường, ngoài chu kỳ kinh nguyệt, như chảy máu ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục, hoặc sau khi đã mãn kinh.

Đau nhiều và ngày càng tăng nặng ở khu vực bụng dưới hoặc khung xương chậu.
Nếu kinh nguyệt của bạn thay đổi và không đều, hoặc nếu bạn có xuất huyết âm đạo sau thời kỳ mãn kinh thì bạn phải tới bác sĩ khám ngay.
Kết quả rất khả quan. Tỉ lệ lành bệnh nói chung cao, nên đến khoảng 90% nếu ung thư chỉ tập trung tại niêm mạc tử cung. Nếu khối u lan rộng ra xa hơn niêm mạc và cổ tử cung thì tỉ lệ chữa trị sau 5 năm sẽ giảm xuống, còn khoảng 40%.

Ung thư cổ tử cung ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến, nó chiếm khoảng 12% trong các bệnh ung thư mà chị em có thể gặp.
Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quản.

Nhiễm khuẩn và các vấn đề sức khoẻ khác cũng có thể gây nên các triệu chứng này. Chỉ có bác sĩ mới có thể khẳng định chắc chắn. Điều quan trọng là một phụ nữ có các triệu chứng này phải đi khám phụ khoa để bác sĩ có thể khám và điều trị bệnh sớm nếu có bệnh.

3 . Giai đoạn của ung thư tử cung

Sự lựa chọn phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u, giai đoạn (sự lan rộng) của bệnh, tuổi, sức khoẻ toàn trạng và các yếu tố khác.

Nếu một sinh thiết cho biết một bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ sẽ khám vùng khung chậu một cách cẩn thận và có thể lấy thêm mô xét nghiệm để biết sự lan rộng (giai đoạn của bệnh). Định giai đoạn cho biết khối u có xâm nhập, đã xâm nhập mô xung quanh chưa, liệu ung thư đã lan tràn chưa và lan tràn đến phần nào của cơ thể.Dưới đây là các giai đoạn của ung thư cổ tử cung :

Giai đoạn 0:
Ung thư chỉ được tìm thấy ở các tế bào trong lớp mô mỏng phủ bề mặt cổ tử cung. Giai đoạn 0 còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ

Giai đoạn I:
Ung thư đã xâm nhập vào cổ tử cung dưới lớp tế bào phủ bề mặt cổ tử cung nhưng nó chỉ được tìm thấy ở cổ tử cung.

Giai đoạn II:
Ung thư đã lan tràn ra ngoài cổ tử cung vào các mô ở gần. Ung thư đã lan tràn vào phần trên của âm đạo. Ung thư không xâm nhập vào một phần ba dưới của âm đạo hoặc thành khung chậu

Giai đoạn III:
Ung thư đã lan tràn vào phần thấp hơn của âm đạo (IIIA). Nó cũng đã có thể lan tràn vào thành khung chậu hoặc các hạch bạch huyết ở gần (IIIB).

Giai đoạn IV:
Ung thư đã lan tràn tới bàng quang, trực tràng hoặc các phần khác của cơ thể.
Ung thư tái phát: Ung thư đã được điều trị nhưng đã quay trở lại sau một thời gian nó không thể được phát hiện. Ung thư có thể xuất hiện lại ở cổ tử cung (tái phát tại chỗ) hoặc ở các phần khác của cơ thể.

4 . Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Ung thư cổ tử cung là bệnh do các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường và phát triển không kiểm soát, tạo thành các khối u bên trong cổ tử cung.

Và tin vui là, ung thư cổ tử cung thường có thể được điều trị thành công khi nó được phát hiện sớm qua xét nghiệm Pap. Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm nhanh chóng và đơn giản để kiểm tra những biến đổi tế bào ở cổ tử cung (cửa vào dạ con) xem nó có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung hay không.

Đa phần, những phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung muộn là vì không có thói quen làm xét nghiệm Pap định kỳ. Tốt nhất, bạn nên làm xét nghiệm ngày 2 năm 1 lần. Nếu các tế bào bất thường được tìm thấy, các bác sỹ có thể can thiệp để cố gắng ngăn cản chúng phát triển thành ung thư cổ tử cung.

Để biết rõ về sự lan rộng của bệnh và quyết định biện pháp điều trị, bác sĩ luôn yêu cầu làm xét nghiệm máu và nước tiểu và có thể làm một số xét nghiệm sau:

Soi bàng quang:
Bác sĩ quan sát bên trong bàng quang với một dụng cụ chiếu sáng, mảnh.

Soi trực tràng:
Bác sĩ sử dụng một dụng cụ chiếu sáng để kiểm tra trực tràng và phần thấp của đại tràng.
Hai xét nghiệm này được làm trong phòng mổ với bệnh nhân được gây mê và bác sĩ có thể kiểm tra kĩ khung chậu. Bởi vì ung thư cổ tử cung có thể lan tới bàng quang, trực tràng, hạch bạch huyết, hoặc phổi, nên bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm:

Chụp X-quang:
Chụp X quang thường cho thấy liệu ung thư đã lan tràn vào phổi chưa
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Một máy X quang gắn với một máy tính để chụp hàng loạt các ảnh chi tiết của các cơ quan của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được dùng các chất tương phản bằng cách tiêm vào tay, dùng bằng đường miệng hoặc dung dịch thụt. Chất tương phản làm cho các vùng bất thường dễ thấy hơn. Một u ở gan, phổi hay một vị trí nào đó trên cơ thể có thể được nhìn thấy rõ trên chụp cắt lớp vi tính.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI):
Một máy từ tính mạnh gắn với một máy tính để chụp các chi tiết của khung chậu. Bác sĩ có thể nhìn thấy các hình ảnh này trên màn hình và có thể in trên phim. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân có thể cho biết ung thư đã lan tràn chưa. Đôi khi dùng chất tương phản làm cho các vùng bất thường hiện rõ hơn.

Siêu âm:
Đầu dò của máy siêu âm được đặt lên thành bụng hoặc đặt vào âm đạo. Máy phóng những sóng âm con người không thể nghe được. Các sóng âm chuyển dịch từ cổ tử cung và các mô ở gần và một máy tính sử dụng âm vang để tạo nên hình ảnh. Các u có thể tạo nên các âm vang khác với các âm vang từ các mô lành. Hình ảnh siêu âm có thể cho biết ung thư đã lan tràn chưa.


5 . Chuẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung

Khám vùng khung chậu và xét nghiệm Pap cho phép bác sĩ phát hiện những biến đổi bất thường trong cổ tử cung. Nếu các xét nghiệm này cho thấy có một nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ điều trị nhiễm khuẩn (viêm cổ tử cung) này và làm lại xét nghiệm Pap vào một thời gian sau. Nếu việc thăm khám và xét nghiệm Pap gợi ý một biến đổi nào đó không phải nhiễm khuẩn, bác sĩ cho bệnh nhân làm lại xét nghiệm Pap hoặc các phương pháp khác để tìm ra vấn đề sức khoẻ là gì.

Nếu một phụ nữ có triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm Pap gợi ý có các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp khác để chẩn đoán.
Khám phụ khoa đều đặn để kiểm tra cơ thể hoặc bất kì triệu chứng gì bất thường khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn phát hiện được ung thư cổ tử cung sớm và có phác đồ điều trị thích hợp.

Kiểm tra và thực hiện xét nghiệm Pap smear:
Khám phụ khoa thông thường giống như việc chèn một dụng cụ nhỏ, gọi là mỏ vịt, nhẹ nhàng vào âm đạo để giữ mở bức tường âm đạo, dễ dàng kiểm tra cổ tử cung và bên trong âm đạo của bạn có các dấu hiệu chảy máu, khí hư hay bất thường khác.

Xét nghiệm Pap smear không gây đau nhiều, là một thủ thuật nhỏ lấy các tế bào mẫu từ bề mặt cổ tử cung bằng tăm bông hoặc dụng cụ y tế cho phép, sau đó được gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Các tế bào hình dạng bất ổn (dysplastic) hoặc các tế bào ung thư sẽ dễ dàng được phát hiện. Các chị em phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap vào khoảng 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên và sau đó lặp lại hàng năm.

Việc chuẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap sẽ được tiến hành trong khi bạn khám phụ khoa định kỳ. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy 1 mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt của cổ tử cung sau đó mang soi dưới kính hiển vi hoặc các máy móc hiện đại hơn để tìm những tế bào lạ.

Nếu xét nghiệm Pap cho thấy có sự hiện diện của các tế bào bất thường trong khu vực cổ tử cung của chị em, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác để tìm các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung trong cơ thể bạn.
Bác sĩ cũng có thể làm một thử nghiệm Pap và lấy một mẫu mô (sinh thiết) nếu bạn đi khám vì có các triệu chứng của ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
Soi cổ tử cung:
Là một phương pháp được sử dụng rộng rãi để kiểm tra các vùng bất thường ở cổ tử cung. Bác sĩ sử dụng một máy soi cổ tử cung để nhìn vào cổ tử cung. Máy soi kết hợp một ánh sáng chói với một lăng kính phóng đại làm cho mô được nhìn thấy dễ dàng hơn. Soi cổ tử cung thường được thực hiện ở phòng khám của bác sĩ. Soi cổ tử cung được sử dụng rộng rãi để kiểm tra những vùng bất thường của cổ tử cung. Bác sĩ sẽ bôi một dung dịch giống dấm vào cổ tử cung trước khi soi. Bác sĩ cũng có thể phủ cổ tử cung bằng một dung dịch Iod, gọi là tét Si- le (test Schiller). Các tế bào lành chuyển thành màu nâu, các tế bào bất thường chuyển thành màu trắng hay vàng. Qui trình này được thực hiện ở phòng khám của bác sĩ.
Sinh thiết cổ tử cung:
Trong quá trình sinh thiết, một mẫu nhỏ mô trong cổ tử cung được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định sớm các mầm bệnh chứa tế bào ung thư.
Nạo kênh cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung giúp xác định type HPV gây bệnh cho tế bào phủ trên bề mặt, thường gặp nhất là type: 6, 11, 16, 18, 42, 43, 44, 31, 33, 35, 45, 51, 52, 56 (có 4 type chính là 16, 18, 31, 45).
Có thể điều trị ung thư cổ tử cung với hiệu quả tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn cũng hoàn toàn phòng ngừa nhiễm HPV bằng cách dùng vaccin nếu chưa bị nhiễm loại virus này. Nên đi khám phụ khoa định kì, làm xét nghiệm và điều trị đúng mức các tổn thương tiền ung thư.
Sinh thiết khoan lỗ:
Bác sĩ sử dụng một dụng cụ rỗng, sắc để lấy một mẫu nhỏ mô cổ tử cung.
Lip (LEEP):
Bác sĩ sử dụng một vòng dây thép có điện để “lạng” một mảnh mô tròn, mỏng của cổ tử cung.
Nạo cổ trong:
Bác sĩ sử dụng một dụng cụ nạo (một dụng cụ hình thìa nhỏ) để bào một mẫu mô nhỏ từ ống cổ tử cung. Một số bác sĩ dùng một bàn chải mềm, mỏng thay thế cho thìa nạo.
Khoét chóp:
Bác sĩ lấy một mẫu mô hình chóp. Khoét chóp hoặc sinh thiết hình nón là để bác sĩ giải phẫu bệnh tìm xem có các tế bào bất thường xâm nhập xuống bên dưới lớp bề mặt của cổ tử cung không. Bác sĩ thường phải làm thủ thuật này sau khi đã gây mê toàn thân. Khoét chóp cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị đối với tổn thương tiền ung thư nếu như toàn bộ vùng bất thường có thể được lấy bỏ.
Việc lấy mô khỏi cổ tử cung có thể gây chảy máu hoặc chảy dịch. Tuy nhiên vùng đã lấy mô thường lành nhanh. Người phụ nữ có thể thấy đau nhẹ. Thuốc có thể chữa khỏi sự khó chịu này. Trong một số ít trường hợp, có thể không rõ là xét nghiệm Pap bất thường hoặc một triệu chứng ở một người phụ nữ gây nên bởi những biến đổi ở cổ tử cung  hay ở nội mạc tử cung (lớp màng mỏng phủ mặt trong tử cung). Trong trường hợp này bác sĩ nong giãn rộng cổ tử cung và nạo nội mạc tử cung. Bác sĩ sử dụng một thìa nạo đưa vào buồng tử cung qua cổ tử cung đã được mở rộng để nạo mô nội mạc tử cung và nạo ống cổ tử cung để lấy mô xét nghiệm. Kỹ thuật này đòi hỏi phải gây tê tại chỗ hoặc gây mê và được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ.

6 . Điều trị ung thư cổ tử cung

Những người mắc ung thư cổ tử cung nên có cách điều trị theo quy tắc. Để việc điều trị bệnh được hiệu quả. Các bệnh nhân nên tuân theo từng giai đoạn điều trị.
Có nhiều biện pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung trong đó hai phương pháp phẫu thuật và xạ trị được sử dụng chủ yếu . Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sỹ điều trị sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Có thể sử dụng riêng lẻ từng biện pháp hoặc phối hợp cả hai để tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1: Ở giai đoạn này cổ tử cung có bướu nhỏ hơn 4cm. Lúc này bướu còn lưu trú tại cổ tử cung . Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật hoặc dùng các phương pháp chiếu tia laser, nhiệt ( điều trị bằng sức nóng) hoặc làm lạnh ( đóng băng các tế bào ) để diệt các vùng bất thường tại cổ tử cung. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào một số yếu tố : tuổi, tình trạng sức khoẻ và tình trạng bệnh tật kèm theo của bệnh nhân, v.v…

Giai đoạn I nhưng có bướu lớn hơn 4cm đến giai đoạn IIB: Giai đoạn này bệnh đã lan sang các mô cạnh tử cung và 1/3 trên âm đạo. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xạ trị và hóa trị đồng thời, đây là phương pháp tối ưu nhất để điều trị bệnh ung thư cổ tử cung giai đaon5 này. Sau đó, tùy theo đáp ứng điều trị và kết quả của bước điều trị trên, các bác sĩ ung bướu sẽ quyết định các bước điều trị tiếp theo.

Từ giai đoạn III đến giai đoạn IV: Ở giai đoạn này, bệnh đã lan rộng sang vùng tử cung , âm đạo và các cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng. Việc phẫu thuật gần như không thể thực hiện được bởi nó không an toàn và nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cũng cao. Do đó, phải điều trị bằng xạ trị kết hợp hóa trị đồng thời và phải dùng cả 2 phương pháp xạ trị ngoài và xạ trị trong.Lúc này tế bào ung thư có thể di căn qua gan phổi bất cứ lúc nào.

Một khi đã di căn, Việc chữa khỏi bệnh ung thư cổ tử cung chỉ còn là hy vọng rất mong manh. Các bác sĩ sẽ dùng hóa trị nhằm ngăn chặn tạm thời sự phát triển của căn bệnh.

Nếu được điều trị, tỷ lệ sống trên 5 năm của ung thư cổ tử cung 5 năm là 92% cho các giai đoạn sớm nhất, từ 80% đến 90% cho ung thư giai đoạn 1, và 50% đến 65% cho giai đoạn 2. Chỉ có 25% đến 35% phụ nữ ở giai đoạn 3 và ít hơn 15% với ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 còn sống sau 5 năm. Do đó, kiểm tra và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất quan trọng.

Nguy cơ tái phát bệnh sau một thời gian dài ổn định là khá cao, vì vậy bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung cần chú ý đến sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tiêm phòng vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và các chị em cũng được khuyên nên đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung ( xét nghiệm paps) 6tháng/ lần để kiểm soát tốt căn bệnh nguy hiểm này.
Việc điều trị cho hầu hết các giai đoạn của ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm các bước như sau:
- Phẫu thuật, chẳng hạn như để cắt bỏ tử cung hoặc loại bỏ các vùng chậu hạch bạch huyết. Phấu thuật này cũng có thể cắt bỏ cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng của bạn nếu tế bào ung thư đã lan rộng.
- Hóa trị.
- Xạ trị.
Tùy thuộc vào việc bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào để bác sỹ chỉ định một hoặc nhiều phương pháp điều trị. Các bác sỹ cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị một lúc.
Việc phải cắt bỏ tử cung sẽ khiến chị em không thể có con được nữa. Tuy nhiên, nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm, bạn sẽ không cần phải cắt bỏ tử cung.
Biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản nhất là tiêm vacxin phòng virus HPV.

7 . Phát hiện bệnh càng sớm càng có lợi cho việc điều trị

Nếu tất cả các phụ nữ được khám phụ khoa và xét nghiệm PAP đều đặn, hầu hết các tổn thương tiền ung thư có thể được phát hiện và được điều trị trước khi trở thành ung thư. Bằng cách này, hầu hết các ung thư xâm nhập có thể được dự phòng. Bất kỳ một ung thư xâm nhập nào xảy ra sẽ có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm, có thể điều trị khỏi được.

Khi khám vùng khung chậu, các bác sĩ kiểm tra tử cung, âm đạo, các buồng trứng, vòi trứng, bàng quang và trực tràng. Bác sĩ kiểm tra bất thường của các cơ quan này về hình dạng hoặc kích thước. Một mỏ vịt được sử dụng để mở rộng âm đạo để bác sĩ có thể nhìn thấy phần trên âm đạo và cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm đơn giản, không đau để phát hiện các tế bào bất thường ở trong và xung quanh cổ tử cung.
Phương pháp mô tả kết quả của xét nghiệm Pap đang thay đổi. Phương pháp mới nhất là hệ thống Bê- thê- đa (Bethesda). Những thay đổi là những tổn thương nội biểu mô độ thấp và độ cao như đã mô tả ở trên.
Nhiều bác sĩ cho rằng hệ thống Bê- thê- đa cung cấp thông tin có lợi hơn hệ thống cũ sử dụng các số từ loại 1 đến loại 5 (trong loại 1 các tế bào là bình thường, trong khi loại 5 là ung thư xâm nhập). Phụ nữ nên yêu càu bác sĩ của họ giải thích hệ thống được sử dụng cho xét nghiệm Pap của họ.

Tổn thương nội biểu mô độ cao không phải là ung thư, nhưng nếu không điều trị chúng sẽ dẫn đến ung thư. Các tế bào tiền ung thư cũng chỉ ở trên bề mặt của cổ tử cung.
Một phương pháp mới sàng lọc ung thư cổ tử cung. Một phương pháp mới để sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể trở thành quan trọng trong tương lai là xét nghiệm virus HPV. Xét nghiệm HPV theo lý thuyết có thể tìm thấy hầu hết các phụ nữ có nguy cơ phát sinh ung thư cổ tử cung. Với việc phân tích ADN hiện đại, bác sĩ có thể cho bệnh nhân biết họ bị mắc chủng nào của HPV và nguy cơ ra sao.

8 . Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Đối với căn bệnh ung thư cổ tử cung này không thể lơ là. Vì bất cứ người phụ nữ nào cũng trở thành đối tượng của căn bệnh ung thư này. Để hiểu rõ hơn về bệnh các bạn nên tìm hiểu để biết và phòng tránh bệnh. Những người  dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung:
+ Phụ nữ độ tuổi 35-50 dễ mắc bệnh ung thư  cổ tử cung.
+ Phụ nữ có 5 con trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao.
+ Những phụ nữ có hoạt động tình dục trước 17 tuổi và có nhiều bạn tình.
+ Những người có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục do virut papilloma hoặc herpes.
+ Vệ sinh cá nhân kém

9 . Các phương pháp điều trị ung thư tử cung

Thường hầu hết điều trị ung thư cổ tử cung liên quan tới phẫu thuật và xạ trị. Đôi khi, liệu pháp hoá trị hoặc sinh học được sử dụng. Các bệnh nhân thường được điều trị bởi một nhóm các chuyên gia, bao gồm nhà ung thư phụ khoa và ung thư xạ trị. Các bác sĩ có thể quyết định để sử dụng một phương pháp điều trị hoặc kết hợp các phương pháp. Một số bệnh nhân có thể tham gia một thử nghiệm lâm sàng sử dụng các phương pháp điều trị mới. Các nghiên cứu như thế được thiết kế để cung cấp điều trị ung thư.

Phẫu thuật:
Phẫu thuật là liệu pháp điều trị tại chỗ để lấy bỏ tổ chức bất thường trong hoặc gần cổ tử cung. Nếu ung thư chỉ ở bề mặt cổ tử cung, bác sĩ có thể phá huỷ các tế bào ung thư trong mọi cách giống như các phương pháp được sử dụng để điều trị các tổn thương tiền ung thư. Nếu bệnh đã xâm nhập các lớp cổ tử cung sâu hơn, nhưng không lan ra ngoài cổ tử cung, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để lấy bỏ u nhưng để lại tử cung và buồng trứng.

Tuy nhiên, trong các trường hợp khác một phụ nữ cần phải cắt cổ tử cung hoặc có thể chọn để có phẫu thuật này. Trong quy trình này, bác sĩ lấy bỏ tử cung hoàn toàn, bao gồm cổ tử cung, đôi khi cắt bỏ cả buồng trứng và vòi trứng. Hơn nữa, bác sĩ có thể nạo vét hạch gần tử cung để xem ung thư đã di căn tới hạch hay chưa.

Hầu hết các phụ nữ với ung thư sớm cổ tử cung được phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung và tử cung (cắt tử cung toàn bộ). Tuy nhiên với ung thư cổ tử cung giai đoạn rất sớm (giai đoạn 0) có thể không cần thiết cắt toàn bộ tử cung. Các phương pháp có thể lấy đi mô ung thư bao gồm khoét chóp, phẫu thuật lạnh, phẫu thuật laser hoặc lạng mô tử cung bằng quai điện LEEP.

Một số phụ nữ cần được cắt bỏ tử cung triệt căn (triệt để). Phẫu thuật triệt căn là phẫu thuật cắt bỏ tử cung, cổ tử cung và một phần âm đạo. Trong phẫu thuật triệt căn, bác sĩ còn có thể cắt bỏ cả vòi trứng và buồng trứng.
Bác sĩ cũng có thể lấy đi các hạch bạch huyết ở gần khối u để xét nghiệm xem hạch có chứa các tế bào ung thư không. Nếu hạch đã có các tế bào ung thư xâm nhập có nghĩa là bệnh đã lan tràn tới các phần khác của cơ thể.

Xạ trị:
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để giết các tế bào ung thư và làm ngừng sự phát triển của chúng. Giống như phẫu thuật, xạ trị là liệu pháp tại chỗ. Nó chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ở vùng được điều trị. Bệnh nhân có thể chỉ được xạ trị đơn thuần, xạ trị kết hợp với điều trị hoá chất hoặc xạ trị kết hợp với điều trị hoá chất và phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị thay cho phẫu thuật ở một số ít bệnh nhân không thể phẫu thuật được vì lý do sức khoẻ. Hầu hết các bệnh nhân có ung thư lan tràn ra ngoài cổ tử cung được điều trị tia xạ và hoá chất.

Tia xạ có thể phát sinh từ một máy lớn (tia xạ bên ngoài) hoặc các chất sinh phóng xạ được đặt trực tiếp trong tử cung (tia xạ cấy ghép). Các bác sĩ sử dụng hai loại xạ trị này để điều trị ung thư cổ tử cung. Một số bệnh nhân được áp dụng cả hai loại xạ trị.
Xạ trị ngoài. Xạ trị ngoài có nguồn tia từ một máy lớn ngoài cơ thể. Bệnh nhân thường được điều trị ngoại trú (không phải nằm lại trong bệnh viện). Bệnh nhân được xạ trị 5 ngày một tuần và trong nhiều tuần (khoảng 5-6 tuần).

Xạ trị trong hoặc cấy ghép. Một ống nhỏ có chứa chất phóng xạ được đặt trực tiếp trong cổ tử cung. Sự cấy ghép đặt các tia giết tế bào ung thư gần khối u trong khi bảo tồn hầu hết tổ chức lành quanh đó. Ống này thường đặt ở đó 1-3 ngày. Bệnh nhân phải nằm trong bệnh viện. Để bảo vệ những người khác khỏi bị nhiễm xạ, trong thời gian nằm viện, người nhà không được vào thăm hoặc chỉ được vào thăm trong một thời gian ngắn. Sau khi ống xạ đã được lấy ra, không còn chất phóng xạ trong người bệnh nhân. Xạ trị trong có thể được nhắc lại hai hoặc nhiều lần hơn trong nhiều tuần.

Điều trị hoá chất:
Điều trị hoá chất (hay còn gọi là hoá trị). Hoá trị sử dụng các thuốc chống ung thư để giết các tế bào ung thư. Hoá trị còn được gọi là điều trị hệ thống vì thuốc đi vào dòng máu và ảnh hưởng đến tất cả các tế bào của cơ thể. Để điều trị ung thư cổ tử cung, hoá trị thường được kết hợp với xạ trị. Thường sử dụng điều trị hoá chất khi ung thư cổ tử cung đã lan tới các phần khác của cơ thể. Bác sĩ có thể sử dụng một thuốc hoặc kết hợp nhiều thuốc.

Các thuốc chống ung thư dùng điều trị ung thư cổ tử cung thường được dùng theo đường tĩnh mạch. Bệnh nhân thường được điều trị ngoại trú, hiếm khi bệnh nhân phải nằm lại trong bệnh viện. Tuy nhiên, tuỳ theo loại thuốc được sử dụng và sức khoẻ toàn trạng của bệnh nhân, họ có thể cần ở lại bệnh viện trong thời gian điều trị.

Hoá chất được đưa theo chu kì: một đợt điều trị được tiếp theo bởi một khoảng thời gian phục hồi, rồi thì tới một đợt điều trị khác.
Điều trị sinh học:
Điều trị sinh học là điều trị sử dụng các chất để cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh. Nó có thể được sử dụng để điều trị ung thư đã lan tràn tới các phần khác của cơ thể. Interferon là loại điều trị sinh học phổ biến nhất đối với ung thư cổ tử cung. Nó được sử dụng kết hợp với hoá chất. Bệnh nhân chỉ cần điều trị ngoại trú.

Thử nghiệm lâm sàng:

Một số bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung được điều trị bằng các thử nghiệm lâm sàng. Bác sĩ sử dụng các thử nghiệm lâm sàng để tìm ra một phương pháp điề trị mới vừa an toàn và vừa hiệu quả và để trả lời các câu hỏi khoa học. Bệnh nhân tham gia vào các nghiên cứu này đầu tiên nhận được các điều trị mà đã thấy rõ sự hứa hẹn trong các nghiên cứu thí nghiệm.

Một vài bệnh nhân có thể nhận được điều trị mới trong khi các bệnh nhân khác nhận sự điều trị kinh điển. Trong cách này, các bác sĩ có thể so sánh các liệu pháp khác nhau. Các bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm góp một phần quan trọng tới y học và có thể có cơ hội đầu tiên được hưởng lợi ích tử các phương pháp điều trị được cải tiến.

Các thử nghiệm lâm sàng của phương pháp mới đối với ung thư cổ tử cung cũng theo phương pháp này. Các bác sĩ đang nghiên cứu các loại mới và kế hoạch xạ trị. Họ cũng đang tìm các thuốc mới, sự kết hợp thuốc và cách kết hợp các loại điều trị khác nhau.

10 . Điều trị tổn thương tiền ung thư

Điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào một số yếu tố. Các yếu tố này bao gồm tổn thương độ thấp hay độ cao, người phụ nữ muốn có con nữa hay không, tuổi của họ, sức khoẻ toàn trạng, mong muốn của người phụ nữ và bác sĩ của họ.

Người phụ nữ có tổn thương độ thấp có thể không cần điều trị thêm, đặc biệt nếu vùng bất thường đã được sinh thiết lấy bỏ hoàn toàn, nhưng họ nên xét nghiệm Pap và khám khung chậu đều đặn.
Khi cần điều trị tổn thương tiền ung thư, bác sĩ có thể sử dụng phẫu thuật lạnh (áp lạnh), đốt cháy (bỏng, cũng được gọi là nhiệt điện) hoặc phẫu thuật laser để phá huỷ tổ chức bất thường không làm tổn thại đến tổ chức lành gần kề. Bác sĩ cũng có thể lấy bỏ tổ chức bất thường bằng lip (LEEP) hoặc khoét chóp cổ tử cung. Điều trị tổn thương tiền ung thư có thể gây co rút hoặc các đau khác, chảy máu hoặc dịch âm đạo.

Trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể cắt tử cung, nhất là nếu các tế bào bất thường phát hiện ở ống cổ tử cung. Phẫu thuật này có thể được tiến hành hơn khi người phụ nữ không muốn sinh thêm con.

11 . Các tác dụng phụ của điều trị ung thư tử cung

Thật khó để hạn chế các tác dụng phụ của điều trị để chỉ các tế bào ung thư được lấy đi hoặc được phá huỷ. Vì điều trị ung thư thường làm hư hại các tế bào và mô lành, các tác dụng phụ không mong muốn là phổ biến. Các tác dụng phụ phụ thuộc chủ yếu vào loại và sự lan rộng của điều trị.

Các tác dụng phụ có thể không giống nhau với mỗi bệnh nhân và có thể thay đổi theo từng đợt điều trị. Trước khi điều trị, có thể bác sĩ cho biết các tác dụng phụ có thể có và gợi ý các phương pháp xử lý các tác dụng phụ xảy ra trong và sau điều trị. Điều quan trọng là báo cho bác sĩ biết nếu có bất kì tác dụng phụ nào xảy ra.

Phẫu thuật:
Phải mất thời gian để lành vết thương và hồi phục sau phẫu thuật. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật khác nhau với mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu trong những ngày đầu. Tuy nhiên thuốc thường giúp kiểm soát đau. Bác sĩ thường cho thuốc giảm đau khi cần thiết.
Các phương pháp để lấy bỏ hoặc phá huỷ ung thư nhỏ trên bề mặt cổ tử cung, giống như các phương pháp được ử dụng để điều trị các tổn thương tiền ung thư. Điều trị có thể gây chuột rút, hoặc các đau khác, chảy máu hay chảy dịch.

Cắt bỏ tử cung là phẫu thuật chính, bệnh nhân sẽ phải nằm lại trong bệnh viện nhiều ngày đến một tuần. Bệnh nhân có thể thấy mệt và yếu trong một thời gian ngắn. Bệnh nhân cũng có thể bị buồn nôn hoặc nôn. Khoảng một vài ngày sau phẫu thuật, người phụ nữ có thể bị đau ở bụng dưới. Bác sĩ có thể cho thuốc để giảm đau.

Một người phụ nữ có thể bí đái và có thể cần đặt ống thông tiểu vào bàng quang để dẫn lưu nước tiểu trong vài ngày sau điều trị. Họ cũng có thể có vấn đề về đại tiện. Bác sĩ có thể hạn chế chế độ ăn và uống, sau đó dần dần trở lại ăn thức ăn đặc. Trong một khoảng thời gian sau phẫu thuật, các hoạt động của người phụ nữ nên được hạn chế để cho phép hàn gắn vết mổ. Các hoạt động bình thường bao gồm cả hoạt động tình dục, luôn có thể được bắt đầu lại trong 4-8 tuần.

Sau cắt bỏ tử cung, phụ nữ không còn hành kinh nữa và không thể có mang. Tuy nhiên nhu cầu về tình dục và khả năng giao hợp luôn không bị ảnh hưởng bởi cắt tử cung. Nói một cách khác, nhiều phụ nữ có một thời gian khó khăn về cảm xúc sau phẫu thuật này. Thái độ về tình dục của người phụ nữ có thể thay đổi và họ cảm thấy mất cảm xúc bởi vì học không còn khả năng sinh con nữa.

Lúc này, chồng hoặc bạn tình của họ có hiểu biết là quan trọng. Người phụ nữ có thể muốn thảo luận vấn đề này với bác sĩ, nhân viên y tế hoặc thành viên tăng lữ của họ.
Sau khi các buồng trứng bị cắt bỏ, mãn kinh xảy ra ngay. Các cơn bốc nóng và các triệu chứng khác của mãn kinh gây nên do phẫu thuật có thể nặng hơn so với những triệu chứng gây nên do mãn kinh tự nhiên. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ để biết rõ hơn những thay đổi ở phụ nữ sau phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng. Một số thuốc có thể làm giảm các biểu hiện này và có thể có hiệu quả hơn khi bắt đầu dùng thuốc trước phẫu thuật.

Xạ trị:
Các tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và phần cơ thể được điều trị. Bệnh nhân có thể rất mệt trong quá trình xạ trị, đặc biệt vào những tuần cuối của đợt điều trị. Nghỉ ngơi là quan trọng nhưng bác sĩ luôn khuyên các bệnh nhân cố gắng duy trì những hoạt động ở mức có thể được.

Xạ trị bên ngoài:
Xạ trị vào ổ bụng và vùng khung chậu có thể gây nên nôn, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn tiểu tiện. Bệnh nhân có thể bị rụng lông ở vùng sinh dục. Da vùng điều trị cũng có thể bị đỏ, khô, ngứa và căng. Có thể có sạm da vĩnh viễn hoặc “da màu đồng” ở vùng được điều trị.

Vùng này nên được tiếp xúc với không khí khi có thể nhưng được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời và các bệnh nhân nên tránh mặc quần áo mà nó cọ xát vùng được điều trị. Các bệnh nhân sẽ được chỉ cho cách giữ sạch vùng da. Họ không nên sử dụng bất kì một loại kem hoặc nước thơm nào trên da của họ không có lời khuyên của bác sĩ.

Bệnh nhân cũng có thể bị khô, ngứa hoặc bỏng ở âm đạo. Xạ trị cũng có thể làm cho âm đạo hẹp hơn và kém co giãn hơn, giao hợp có thể gây đau. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bệnh nhân làm giảm bớt những khó chịu này. Cũng có thể có cách làm giãn âm đạo để những lần khám lại sau dễ dàng hơn.

Bệnh nhân có thể được dạy cách sử dụng cái panh cũng như chất bôi trơn để giúp làm giảm tối thiểu vấn đề này. Bệnh nhân cũng cần tránh giao hợp trong quá trình điều trị hoặc trong khi đang đặt chất phóng xạ. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể hoạt động tình dục vào ít tuần sau khi kết thúc đợt điều trị.

Các bệnh nhân được áp dụng xạ trị bên ngoài hay xạ trị bên trong cũng có thể bị ỉa chảy và thường rối loạn tiểu tiện. Bác sĩ có thể đề xuất hoặc sử dụng thuốc để kiểm soát các vấn đề này.
Mặc dù những tác dụng phụ của xạ trị có thể làm cho bệnh nhân lo lắng, thường thì các bác sĩ có thể làm công tác tư tưởng cho bệnh  nhân yên tâm
Hoá trị:
Các tác dụng phụ của điều trị hoá chất chủ yếu phụ thuộc vào các thuốc đặc hiệu và liều mà bệnh nhân nhận được. Hơn nữa, cũng như các loại điều trị khác, tác dụng phụ rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Các thuốc ảnh hưởng đến các tế bào ung thư và các tế bào phân chia nhanh khác.
+ Các tế bào máu: Các tế bào này chống nhiễm khuẩn, giúp cầm máu và mang oxy tới tất cả các phần của cơ thể. Khi thuốc gây ảnh hưởng tới các tế bào máu, bệnh nhân có thể dễ bị nhiễm khuẩn, bị các vết thâm tím hoặc dễ bị chảy máu và cảm thấy rất yếu và mệt mỏi.
+ Các tế bào chân tóc: hoá trị có thể gây nên rụng tóc. Tóc sẽ mọc lại nhưng có thể bị thay đổi về màu sắc và kiểu tóc.
+ Các tế bào niêm mạc đường tiêu hoá: Hoá trị có thể gây nên chán ăn, buồn nôn và nôn, ỉa chảy, đau miệng và môi.
+ Các thuốc sử dụng điều trị ung thư cổ tử cung cũng có thể gây nên ban đỏ ở da, nghe kém, mất thăng bằng, đau khớp và sưng các ngón chân và chân
Bác sĩ có thể giúp cho bệnh nhân cách kiểm soát những tác dụng phụ này. Các tác dụng phụ hết từ từ trong khoảng thời gian hồi phục giữa điều trị hoặc sau dừng điều trị.
Liệu pháp sinh học:
Các tác dụng phụ có thể bị gây ra bởi liệu pháp sinh học khác với loại điều trị mà bệnh nhân nhân được. Điều trị này có thể gây các hội chứng giống cúm như ớn lạnh, sốt, đau cơ, mệt, ăn không ngon, nôn, buồn nôn và ỉa chảy. Một số bệnh nhân bị ban đỏ và họ có thể bị chảy máu hoặc bầm tím dễ dàng. Các vấn đề này có thể là nặng, nhưng chúng sẽ từ từ hết sau khi ngừng điều trị.

12 . Dinh dưỡng cho bệnh nhân bị ung thư tử cung

Cần phải ăn tốt trong khi điều trị ung thư. Ăn tốt nghĩa là có đủ năng lượng để duy trì cân nặng và đủ protein để giữ cho cơ thể có sức khoẻ. Ăn tốt thường giúp cho người bị ung thư cảm thấy thoải mái hơn, dồi dào sức lực hơn. Hơn nữa, họ ó thể đối chọi tốt hơn với các tác dụng phụ của điều trị.
Tuy nhiên việc ăn tốt có thể là một khó khăn. Bệnh nhân có thể không muốn ăn nếu họ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Đồng thời các tác dụng phụ của điều trị (chẳng hạn như chán ăn, nôn, buồn nôn và đau miệng) có thể là một khó khăn. Một số người thấy mất khẩu vị trong khi điều trị ung thư.
Các bác sĩ, y tá, các nhà dinh dưỡng có thể đưa ra lời khuyên giúp bệnh nhân duy trì một chế độ ăn khoẻ mạnh trong quá trình điều trị ung thư.

13 . Theo dõi bệnh nhân sau điều trị

Theo dõi sau điều trị ung thư cổ tử cung là quan trọng. Ngay cả khi ung thư hình như đã được loại bỏ hoặc bị phá huỷ hoàn toàn, bệnh đôi khi trở lại vì các tế bào ung thư không được phát hiện có thể còn lại đâu đó trong cơ thể.

Bác sĩ sẽ theo dõi sự hồi phục cho bệnh nhân và kiểm tra ung thư tái phát. Việc theo dõi giúp đảm bảo bất kỳ một thay đổi nào về sức khoẻ của bệnh nhân đều được ghi nhận và điều trị khi cần thiết. Việc kiểm tra bao gồm khám cũng như xét nghiệm Pap, chụp X- quang và các xét nghiệm khác.

Điều này là rất quan trọng đối với mọi bệnh nhân đã được điều trị các thay đổi tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm này và khám thường xuyên trong nhiểu năm để kiểm tra bất kì một dấu hiệu nào biểu hiện bệnh quay trở lại.
Giữa các thời điểm kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, bệnh nhân cần đi khám kiểm tra lại khi có vấn đề về sức khoẻ. Điều trị ung thư có thể gây các tác dụng phụ nhiều năm sau. Vì lý do này, các bệnh nhân nên tiếp tục kiểm tra đều đặn và nên báo cáo các biểu hiện vấn đề sức khoẻ.



   Đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần làm gì?

  Các bài viết cực kì hữu ích trong quá trình mang thai

  Bài viết được quan tâm : Bảng cân nặng thai nhi

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU