Đông Y thái phương
Bệnh tiểu đường có con được không? có di truyền hay không có lẽ là thắc mắc của hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì khi mắc bệnh này nó sẽ xảy ra nhiều biến chứng như rối loạn cương dương - ảnh hưởng đến sự xuất tinh hoặc suy giảm chất lượng tinh trùng điều này ảnh hưởng nhiều đến việc có con của các cặp vợ chồng.




 
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này cũng xảy ra ở tỷ lệ nhất định nên không phải lúc nào nó cũng ảnh hưởng đến việc có con.
 
1 . Bệnh tiểu đường là gì?
 
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
 
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
 
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tiểu đường là dạng bệnh lý liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa glucose trong máu do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc có sản xuất nhưng không hoạt động được bình thường. Insulin là chất dẫn truyền nội tiết giúp vận chuyển chất đường trong máu đến các tế bào trong cơ thể.
 
Bệnh tiểu đường được phân chia làm những loại: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh tiền tiểu đường. Bệnh lý này thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, người trên 40 tuổi, gia đình có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc đái tháo đường, ngồi nhiều ít vận động, bị rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành,…
 
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên do hàng đầu gây nên các bệnh lý hiểm nghèo như: bệnh tim mạch vành, suy thận, hoại tử tứ chi…
 
2 . Bệnh tiểu đường có con được không?
 
Cũng theo các chuyên gia y tế, những người bị bệnh tiểu đường có thể gây cản trở nhu cầu tình dục ở cả nam và nữ do biến chứng của bệnh gây nên.
 
+ Đối với nam giới bị bệnh tiểu đường có con được không?
Thông thường, nam giới bị tiểu đường sẽ gặp biến chứng rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến sự xuất tinh, làm giảm số lượng tinh binh.
Mặc dù nam giới có thể gặp khó khăn trong quá trình quan hệ tình dục nhưng không có nghĩa họ mất đi khả năng có con.
 
+ Đối với nữ giới bị tiểu đường có con được không?
Cũng giống như nam giới, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể có con bình thường nhưng ham muốn tình dục giảm đi do:
 
- Nhiễm trùng âm đạo: Nguyên nhân lượng đường trong máu cao khiến cho nấm ở âm đạo phát triển mạnh. Nếu không được điều trị triệt để có thể nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau, ngứa ngáy, mất đi hứng thú trong tình dục.
 
- Hiện tượng khô âm đạo: Do nồng độ hormone của phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thấp làm âm đạo ít được bôi trơn, tổn thương mạch máu hoặc gây tổn hại lên hệ thống thần kinh. Bởi vậy, khi giao hơn chị em phụ nữ thường bị đau rát, khó chịu.
 
- Khó đạt được khoái cảm: Khô âm đạo, nhiễm trùng âm đạo,… dẫn tới triệu chứng đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục là nguyên nhân khiến phụ nữ bị tiểu đường khó có thể đạt được cực khoái. Đây là yếu tố làm cản trở việc có con sớm hay muộn ở nữ giới.
 
Những người mắc bệnh tiểu đường vẫn hoàn toàn có thể mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, trước hết bạn cần đến bác sĩ để khám sức khỏe khoảng 6 tháng trước khi thụ thai. Bạn cần được kiểm tra lại hàm lượng đường trong máu.
 
Để có thể bắt đầu kế hoạch sinh con, mức đường trong máu của bạn phải được điều chỉnh để ổn định. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ sẩy thai, sinh sớm hoặc phát triển không bình thường.
 
+ Bệnh tiểu đường có con được không?
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đều có thể có con, nhưng những người sau cần đặc biệt lưu ý: phụ nữ mắc đái tháo đường đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%.
 
Do vậy, ổn định đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu là rất quan trọng để có thai được an toàn (khả năng bị di tật thai chỉ tương đương như người không mắc đái tháo đường là 1%).
 
Hãy nói với bác sỹ về ‘kế hoạch có con’ để nhận được chăm sóc một cách tốt nhất; Bố hoặc mẹ mắc tiểu đường đang ở vào giai đoạn biến chứng nặng, khả năng sống thêm không còn nhiều (VD suy thận giai đoạn cuối) nên khó có khả năng chăm sóc nuôi dậy trẻ, lúc này câu chuyện thuộc về chính bản thân người bệnh hơn là đứa trẻ sẽ được sinh ra.
 
Vì vậy, phải luôn có những biện pháp thích hợp để kiểm soát tốt đường huyết và kiểm soát tốt biến chứng của bệnh tiểu đường, bằng cách sử dụng thuốc điều trị, kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
 
3 . Những điểm lưu ý mang thai khi bị tiểu đường
 
Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt trước và trong khi mang thai, các vấn đề có thể phát sinh bao gồm làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, em bé rất lớn, tiền sản giật, sẩy thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về đường hô hấp cho em bé sau khi sinh, quá nhiều ối có thể dẫn đến sinh non.
 
Do vậy bạn phải hoàn toàn kiểm soát được đường máu trước khi mang thai. Điều này có thể mất thời gian nhưng nên kiên nhẫn.bác sĩ của bạn phải chắc chắn rằng bệnh tiểu đường của bạn đã được kiểm soát tốt, đủ để làm giảm nguy cơ các biến chứng có thể trong thời gian mang thai.
 
Một xét nghiệm máu, được gọi là một thử nghiệm glycosylated hemoglobin (HbA1c), được sử dụng để đánh giá việc kiểm soát đường máu của bạn như thế nào trong vòng 6-12 tuần qua. Xét nghiệm máu này cũng có thể được sử dụng trong thai kỳ để theo dõi khả năng kiểm soát lượng đường máu của bạn.
 
Các bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm khác trước khi quyết định rằng bạn có thể thụ thai. Các xét nghiệm này có thể bao gồm phân tích nước tiểu để đánh giá bất kỳ biến chứng tiểu đường nào về thận, xét nghiệm máu để đánh giá mức cholesterol và chất béo trung tính, và kiểm tra mắt cho các vấn đề bệnh tiểu đường phổ biến bao gồm bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc.
 
 Và khi đã được xác định bạn có thể mang thai thì trong thời gian mang thai bạn vẫn phải thường xuyên kiểm soát đường máu và các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.
 
+ Người mẹ cần được kiểm tra theo dõi sức khỏe thai kỳ thật tốt
Để kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường của bạn, bạn nên theo dõi và ghi lại lượng đường trong máu của bạn thường xuyên, thực hiện các thay đổi cần thiết cho chế độ ăn uống của bạn, dùng thuốc theo quy định và / hoặc insulin theo chỉ dẫn, tập thể dục một cách thường xuyên.
 
 Điều này cũng quan trọng để có một sức khỏe khỏe mạnh. Bệnh tiểu đường loại 2 là rất phổ biến ở những người thừa cân hoặc béo phì, cần đạt được một trọng lượng theo tiêu chuẩn và loại bỏ các vấn đề về lượng đường trong máu. Tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến kiểm soát tốt hơn tình trạng của bạn.
 
Ít nhất trước một tháng hoặc trước đó thai phụ nên sử dụng thêm acid follic hàng ngày. Phụ nữ với bệnh tiểu đường từ trước có nguy cơ cao hơn để có một em bé bị dị tật ống thần kinh,do vậy bổ sung lượng axit folic là cần thiết.
 
Điều quan trọng là cho phụ nữ có bệnh tiểu đường để tiếp tục theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của họ sau khi sinh bằng máy đo đường huyết bởi vì sự khó khăn trong kiểm soát đường máu sau khi sinh.
 
Điều này có thể đặc biệt đúng với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên có thể giúp bác sĩ để điều chỉnh liều insulin trở lại mức trước khi mang thai.
 
+ Bệnh nhân tiểu đường phải có kế hoạch điều trị khi mang thai
Nếu bạn mắc một trong 2 type bệnh tiểu đường, bạn nên thực hiện theo một kế hoạch chế độ ăn uống và điều trị trong thời gian mang thai đã được thiết kế đặc biệt dành riêng cho bạn.
 
Bạn nên tiếp tục với tư vấn dinh dưỡng khi mang thai để thay đổi chế độ ăn uống nếu cần thiết. Nhu cầu calo trong thời gian mang thai khác nhau giữa các phụ nữ khác nhau và phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao, giai đoạn mang thai, tuổi tác,mức độ hoạt động.
 
Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cần thêm 300 calo so với tiêu chuẩn dù có mắc bệnh tiểu đường hay không.
 
Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng với sự cho phép của bác sĩ, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.Nếu bạn dùng thuốc đường huyết uống để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, bác sĩ của bạn có thể sẽ chuyển sang dùng insulin cho bạn trong thời gian trước khi bạn thụ thai và trong thời kỳ mang thai.
 
 Sự an toàn của các thuốc đường huyết theo đường uống trong thời kỳ mang thai không được nghiên cứu đầy đủ và có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nhu cầu insulin thường sẽ thay đổi trong thời gian mang thai.
 
Trong nửa đầu của thai kỳ, nhu cầu insulin có thể giảm vì em bé sử dụng glucose. Trong nửa sau của thai kỳ, khoảng tháng thứ năm, thay đổi nội tiết tố có thể tạo ra một nhu cầu tăng lên đối với insulin.
 
Tại thời điểm này, một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể cần insulin ngay cả khi tình trạng của họ trước khi mang thai đã được kiểm soát đầy đủ với chế độ ăn uống phù hợp với bản thân trước đó.
 
Việc có con nên hay không khi mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn phụ thuộc vào chính người phụ nữ khi mang thai liệu có kiểm soát được tốt đường huyết và nguy cơ thai phụ có thể xảy ra với mình hay không.
 
4 . Bệnh tiểu đường có di truyền không?
 
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì tiểu đường thuộc bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Nguyên nhân chính là do tuyến tụy bị tổn thương làm ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình sản sinh insulin – hormone đóng vai trò chính trong chuyển hóa đường máu.
 
Như vậy, tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn nội tiết, hoàn toàn không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền.
 
Để hiểu rõ hơn về khả năng bệnh tiểu đường có di truyền không, trước tiên bạn cần phân biệt được tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Tiểu đường type 1 thường do tuyến tụy bị một di tật bẩm sinh gây mất khả năng sản xuất Insulin.
 
 Trong khi đó, tiểu đường type 2 lại chịu sự chi phối của môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt…, thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì. Vì nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn khác nhau, nên tỉ lệ di truyền cho con cái cũng sẽ khác.
 
Kết quả nghiên cứu về tiểu đường type 1 của Trung tâm sức khỏe Cộng đồng Harvard cho thấy. Bệnh tiểu đường type 1 hoàn toàn có khả năng di truyền và tỉ lệ này là 10% nếu như trong gia đình, người cha bị mắc bệnh. Còn nếu chỉ có người mẹ bị bệnh thì tỉ lệ mắc tiểu đường của đứa trẻ là 4%.
 
Tỉ lệ này cao hơn hẳn ở tiểu đường type 2, cho dù sự phát triển của bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường. Nếu được chẩn đoán tiểu đường type 2 trước 50 tuổi, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái khoảng trên 14% và sẽ giảm còn 7,7% trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi. Con số này đạt mức 50% nguy cơ mắc bệnh nếu trẻ có cả bố và mẹ bị tiểu đường.
 
Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên về những con số trên. Các bác sĩ giải thích rằng, tiểu đường type 2 bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường sống, do vậy chính lối sống không lành mạnh của bố mẹ làm tăng nguy cơ cho con mắc tiểu đường type 2. Trường hợp của bạn, vì chưa nói rõ bạn mắc tiểu đường loại nào, nhưng ắt hẳn con bạn đã đang nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.
 
Xác suất rất cao từ di truyền:
Các nghiên cứu về di truyền bệnh tiểu đường trong gia đình cho thấy khả năng con cái bị di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ là rất cao có thể lên tới 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị bệnh đái tháo đường là 15-20%.
 
Nhiều bệnh nhân cho rằng, lúc mình đẻ con chưa bị mắc đái tháo đường thì con sẽ không bị mắc bệnh này. Nhưng sự thực thì khả năng mắc bệnh theo gene di truyền đã được định hình từ lúc trẻ hình thành trong bụng mẹ.
 
Do đó, khi trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường thì bạn hoàn toàn có thể nhận được gene gây bệnh đái tháo đường”.
 
Nghiên cứu của trường Ðại Học Texas, Mỹ mới công bố gần đây trên chuột cho thấy, dù bản thân chuột cái lúc có thai không bị bệnh đái tháo đường nhưng những chuột cháu thuộc thế hệ đời thứ 2 của nó vẫn dễ bị béo phì và xuất hiện sự đề kháng với insulin. Nhóm nghiên cứu này, tin tưởng công trình của họ là đầu tiên chứng minh được sự truyền bệnh có thể di truyền chéo.
 
Khả năng bệnh tiểu đường có di truyền không cũng phụ thuộc vào việc nếu bố mẹ mắc bệnh con sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Như vậy, theo như nghiên cứu này, gia đình nào có ông bà bị mắc bệnh tiểu đường, thế hệ thứ hai (con) có thể không bị mắc bệnh, nhưng cháu (thế hệ thứ 3) có khả năng bị mắc bệnh do yếu tố di truyền cách.
 
Ngoài ra yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như: mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.
 
Để cải thiện được sức khỏe và phòng ngừa khả năng bệnh tiểu đường có thể di truyền cho con, ngay từ bây giờ, bạn nên có kế hoạch thay đổi lối sống và tập dần những thói quen tốt cho cả bạn và bé.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU