Đông Y thái phương
Nếu tình trạng bệnh trĩ ra máu kéo dài sẽ làm cho người bệnh thường xuyên ngất xỉu do mất máu. Gây khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh, bài viết này mong rằng có thể giúp ích cho bạn một số phương pháp chữa trị phù hợp khi bị bệnh trĩ ra máu.
 

1/ Tìm hiểu bệnh trĩ ra máu và bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) hoặc hệ tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) hoặc cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Người bệnh cần làm gì khi bệnh trĩ ra máu?. Bệnh trĩ có 2 biểu hiện rõ rệt nhất là bệnh trĩ ra máu và sa búi trĩ.
bệnh trĩ ra máu
Cháy máu là triệu chứng xảy ra đầu tiên của bệnh trĩ. Ban đầu, máu sẽ chảy ra một ít khi đi đại tiện có thể dính trên phân hay giấy vệ sinh, sau này lượng máu sẽ tăng dần lên và nếu như không can thiệp kịp thời sẽ làm cho bệnh nhân mất máu trầm trọng.

2/ Đặc điểm bệnh trĩ ra máu của bệnh trĩ nội

Một số đặc điểm của trĩ nội

  • Xuất phát ở bên trên đường lược (vị trí trực tràng trên).
  • Bề mặt là niêm mạc ống hậu môn.
  • Không có thần kinh cảm giác.
  • Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, trĩ sa nghẹt, viêm da hậu môn.

Tùy theo diễn tiến được phân thành 4 độ:

  • Độ 1: Trĩ mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính (búi trĩ chỉ to lên trong lòng ống hậu môn).
  • Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài hâụ môn khi đi cầu nhưng tự lên.
  • Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được.
  • Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài h âụ môn thường xuyên, có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử.

3/ Đặc điểm bệnh trĩ ra máu của trĩ ngoại

Một số đặc điểm trĩ ngoại:

  • Xuất phát bên dưới đường lược (vị trí trực tràng dưới).
  • Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
  • Có thần kinh cảm giác.
  • Diễn tiến và và biến chứng: Mẩu da thừa, đau (do thuyên tắc).

4/ Bệnh trĩ có thể được phát hiện thông qua các triệu chứng

Bệnh trĩ chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu máu chảy rất kín đáo, tình cờ, phát hiện được khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau máu có thể chảy thành giọt hay thành tia khi đi cầu, muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều thì máu lại chảy. Đôi khi máu chảy ra từ búi trĩ và đông lại trong lòng trực tràng, sau đó bệnh nhân đi ngoài ra nhiều máu cục.
Sa trĩ: Các búi trĩ trong lòng trực tràng to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. Búi trĩ có thể phát hiện khi đi đại tiện tuy nhiên tự động thụt lên ngay sau đó, về sau búi trĩ phát triển to hơn không thể co lên ống hậu môn, người bệnh phải dùng tay đẩy lên, nặng hơn nữa búi trĩ sa thường trực làm cách nào cũng không thể đẩy lên được.
Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy cồm cộm, vương vướng, nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi có hiện tượng tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn hay có ổ áp xe hậu môn. Khi bị sa trĩ nặng, niêm mạc ống hậu môn thường tiết nhiều dịch nhầy, các dịch nhầy đó có thể gây viêm da làm cho bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn.

5/ Cách xử lý khi bị trĩ ra máu

Một số biện pháp dân gian

  • Bài thuốc từ lá sen, ngải cứu và cỏ mực tươi, mỗi thứ cho một lượng đều như nhau từ 30-40g đem rửa sạch, rồi giã nát để lấy nước. Nước có thể dùng để uống và bã thuốc có thể dùng để bôi trực tiếp lên khu vực hậu môn để cầm máu.
  • Sử dụng lá huyết dụ 40g, cỏ mực 20g, lá cây sống đời 20g đem rửa sạch và sắc uống 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
  • Dùng 20g cỏ mực, mấu củ sen khô 20g, lá trắc bá 16g. Đem hỗn hợp này sao lên và sắc nước uống ngày hai lần. Có thể uống trước bữa ăn, có tác dụng cầm máu dùng trong trường hợp máu chảy thường xuyên.
  • Biện pháp điều trị tại nhà
  • Ngâm hậu môn trong nước muối ấm: Nước muối ấm không chỉ có tác dụng thư giãn mà còn có thể sát trùng và thu nhỏ những thành tĩnh mạch ở hậu môn. Điều bạn cần làm có thể là ngâm hậu môn trong nước muối ấm từ 10 đến 15 phút, và nhớ sử dụng bông gòn để băng vào khu vực bị tổn thương ngay sau đó.
  • Chườm đá: Đá cũng rất hữu ích trong việc cầm máu vì nó có thể khiến cho các tế bào ở lớp niêm mạc bị tổn thương co lại nhanh chóng, làm cho máu khó thoát ra ngoài. Bệnh nhân có thể sử dụng một chiếc khăn hoặc chiếc vải có bọc đá rồi chườm lên khu vực hậu môn trong vài phút.
  • Sử dụng bông gòn hoặc giấy mềm thấm vào khu vực hậu môn: Đây là cách cầm máu búi trĩ đơn giản và thuận tiện nhất mà ai cũng có thể nghĩ đến. Bệnh nhân mắc trĩ nặng luôn nhớ phải chuẩn bị sẵn những vật dụng y tế cá nhân ở nhà để phòng trong trường hợp máu chảy ra nhiều.

bệnh trĩ ra máu

Ngoài ra bệnh nhân có thể phòng tránh các yếu tố phát sinh và làm bệnh trĩ chảy máu ngày càng nặng thêm bằng những cách sau.

  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, hạn chế ăn đồ cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… để tránh táo bón và suy mạch.
  • Tăng cường vận động cơ thể với những bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ,một số động tác hỗ trợ điều trị bệnh trĩ… Không nên đứng nhiều, ngồi lâu hay bê vác vật nặng.
  • Hàng ngày, tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, tuyệt đối không nên nhịn đi cầu khi mót, sẽ làm phân cứng hơn hiện tượng táo bón nặng hơn.
  • Sau khi đi vệ sinh nên rửa bằng nước ấm thay vì dùng giấy lau, giấy lau có thể khiến búi trĩ bị tổn thương và gây nhiễm trùng.
  • Sử dụng những sản phẩm bào chế từ thảo dược thiên nhiên như diếp cá, đương quy, rutin(chiết xuất từ hoa hòe), tinh chất nghệ dưới dạng meriva và magie, ngăn ngừa táo bón, chống thiếu máu, làm bềnh thành mạch, chống viêm và làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra.
 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU