Đông Y thái phương
Bệnh tiểu đường Việt Nam hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một bệnh rất nguy hiểm trong những năm gần đây. Nó chính là một trong 10 nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở Việt nam và ở hầu hết các nước trên thế giới.






 
Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới, bệnh tiểu đường đã cướp đi mạng sống của 4,6 triệu người mỗi năm. Và một phép tính cơ bản, nếu tính trung bình thì cứ 7 giây, trên thế giới lại có một người chết vì căn bệnh này.
 
Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh tiểu đường Việt Nam ): “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”.
 
Một thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi từ 30-65, thậm chí đã có bệnh nhân tiểu đường mới chỉ 9-10 tuổi.
 
Dù bệnh tiểu đường Việt Nam là một căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm nhưng nhiều người bệnh lại rất thờ ơ, thậm chí là coi thường căn bệnh này. Một minh chứng cho vấn đề này là: “2/3 số người mắc bệnh tiểu đường không biết mình mắc bệnh” và rất ít người chưa mắc bệnh thực sự có kiến thức cơ bản về bệnh này.
 
Vậy bệnh tiểu đường Việt Nam là bệnh gì? Và nguyên nhân bệnh tiểu đường từ đâu?
 

1.     Khái quát bệnh tiểu đường Việt Nam

 
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa có cơ chế bệnh sinh phức tạp, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính kèm theo các rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid do tình trạng khiếm khuyết insulin, hoạt tính insulin của tụy hoặc cả hai.
 
Ngày 29/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bệnh đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu” với sự tham gia của các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực này nhằm tìm hiểu bệnh tiểu đường Việt Nam và sự nguy hiểm mà nó gây ra cho con người.
 
Hội thảo là dịp để các chuyên gia quốc tế về bệnh đái tháo đường và các chuyên gia trong nước chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế và Việt Nam trong việc phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường Việt Nam, từ đó tìm ra các khả năng hợp tác nhằm cải thiện công tác chăm sóc bệnh đái tháo đường.
 
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh bệnh đái tháo đường đang gia tăng toàn cầu và đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế và sự phát triển của các quốc gia trong thế kỷ 21.
 
Chính vì Việt Nam hiện nằm trong nhóm những quốc gia thu nhập trung bình và thấp nên sẽ phải chịu nhiều tác động lớn của bệnh tiểu đường Việt Nam này.
 
Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã và đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền của cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu công nghiệp.
 
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Rất nhiều người bệnh và gia đình cũng như các cơ sở y tế đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế cho chi phí rất lớn trong điều trị căn bệnh tiểu đường Việt Nam này.
 
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết trước sự gia tăng của căn bệnh này và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân cũng như sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, năm 2008,
 
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống bệnh tiểu đường Việt Nam nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh đái tháo đường.
 
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả Chương trình, Thứ trưởng Xuyên cho rằng rất cần có sự tham gia phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan với các giải pháp về truyền thông, giáo dục sức khỏe, đào tạo cán bộ y tế, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, khả năng tiếp cận về thuốc, trang thiết bị y tế và cơ chế tài chính...
 
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạnh tại Việt Nam John Nielsen đánh giá cao sự chủ động của Việt Nam trong việc phòng, chống bệnh tiểu đường Việt Nam và chia sẻ, những năm qua, những bệnh mạn tính như đái tháo đường đã ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người kể cả nam giới, phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới.
 
Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc đái tháo đường đã tăng đến 211% với gần 5 triệu người mắc và cứ 10 ca thì có 6 ca được chuẩn đoán có biến chứng.
 
Tại Hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung thảo luận về “Xu thế toàn cầu và bệnh đái tháo đường - một trong những vấn đề y tế toàn cầu,” “Bệnh đái tháo đường tại Việt Nam: Thực trạng, thách thức và đề xuất một số giải pháp,”
 
“Xu hướng thay đổi bệnh đái tháo đường trên toàn cầu và tại Việt Nam,” “Cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh đái tháo đường,” đồng thời cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình đái tháo đường và những xu thế y tế-sức khỏe trên thế giới và tại Việt Nam.
 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến tháng 11/2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo đường, kèm theo những dạng biến chứng mới gây tàn tật, đe dọa tính mạng.
 

2.     Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường Việt Nam và thế giới

 


Mặc dù Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường tại Việt Nam lại phát triển nhanh nhất thế giới.
 
– Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trên Thế giới: (minh chứng 2 quốc gia lớn)
+ Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị đái tháo đường.
+ Tại Hoa Kỳ, số người bị đái tháo đường tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhan.
 
+ Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính:
Năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường.
Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu).
Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
 
Người tuổi trên 65 bị đái tháo đường gấp hai lần người tuổi 45–54.
– Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường Việt Nam : Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta hiện chiếm 5,7% dân số. Đây là điều tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012.
 
+ Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất với 7,2% dân số.
+ Khu vực tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất 3,8% dân số.
+ Trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%.
 
Bệnh tiểu đường Việt Nam là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu các bệnh gây tử vong và đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây mù lòa ở người trưởng thành.
 
 Chính vì thế để bảo vệ sức khỏe của mình hãy bổ sung cho mình những kiến thức đúng đắn với căn bệnh này. 

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU