Đông Y thái phương
Đối với những người mới bị mắc phải bệnh tiểu đường thì luôn có tâm lý bất an và lo lắng. Họ thường đặt ra nhiều câu hỏi trong đầu như Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào .Mà không biết cách nào để trả lời được câu hỏi này của mình thì cùng tham khảo những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tiểu đường nó ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe con người trong bài viết dưới đây nhé.




 
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?và mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể con người chính là do nó có thể dẫn đến một số biến chứng cùng phát sinh khác. Các biến chứng này thường làm cho người bệnh bị tàn phế, mất khả năng lao động và tử vong.
 
Trong số bệnh nhân tiểu đường, thì 70-80% người bị chết do biến chứng tim mạch và các triệu chứng kèm theo. Số người tiểu đường mắc tim mạch và tử vong cao gấp 2-3 lần người bình thường, nữ bệnh tiểu đường thường mắc tim mạch khá sớm và phát triển tương đối nhanh.
 
Trong số bệnh nhân tiểu đường dạng phụ thuộc insulin có đến 50-80% chết do nhiễm độc ure, còn tỷ lệ mù lòa do tiểu đường cao hơn người thường từ 10-23 lần, tủy lệ hoại thư phải cắt cụt tay chân, cao hơn người thường 20 lần. Tỉ lệ người tử vong có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường đứng hàng đầu chỉ thấp hơn bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.
 
Với những người bị bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp thì các biến chứng về tim mạch và thận diễn biến càng nhanh nếu không biết cách kiểm soát trị số đường huyết và huyết áp ở mức độ chuẩn. Do đó, việc kiểm tra thường xuyên là hết sức quan trọng. Người bệnh cần có ý thức về sức khỏe của mình.
 
Cần đến bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường
- Tự nhiên thấy sút cân mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là người bình thường béo khỏe, chế độ ăn uống không có gì thay đổi nhưng trọng lượng liên tục giảm sút.
- Trong lịch sử gia đình hiện đang có người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 40 trở lên.
-  Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều hơn.
- Đẻ con quá to (con nặng trên 4kg)
- Có các chứng bệnh về chửa đẻ, ví dụ nhiều lần sẩy thai, ngộ độc khi mang thai, nước ối quá nhiều, thai chết lưu trong tử cung…
- Có phản ứng hạ đường huyết
- Trên cơ thể có những vết lở loét mãi không lành.
- Cơ thể béo phì
- Người trên 50 tuổi
Tóm lại nếu muốn biết bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào thì bạn nên định kỳ đến kiểm tra đường huyết (bằng máy đo đường huyết cá nhân hoặc kiểm tra tại bệnh viện), đó là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

 
1.     Nguyên nhân bệnh tiểu đường


Trong xã hội hiện nay bệnh tiểu đường nguyên nhân gây nên bệnh được chi thành 2 loại: Bệnh tiểu đường tuyp 1 và bệnh tiểu đường tuyp 2
 
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 1:
Bệnh tiểu đường tuyp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng.
 
Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường tuyp 1:
 
Bệnh tiểu đường nguyên nhân loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con.
 
Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
 
- Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
 
- Nguyên nhân bệnh tiểu đường do yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý
 
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 2:
Bệnh tiểu đường tuyp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2:
 
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
 
- Bệnh tiểu đường nguyên nhân do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin.
 
 Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
 
Với bài thuốc nam gia truyền giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường cho người bị bệnh tiểu đường.
 

2.     Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào

 
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?là câu hỏi của rất nhiều ngườibởi vì đây cũng là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
 
- Biến chứng cấp tính bệnh đái đường
+Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường do đường huyết tăng cao:
Biến chứng này thường xảy ra ở bệnh tiểu đường tuýp 1. Khi đường huyết tăng có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
 
+Biến chứng cấp tính tiểu đường do hạ đường huyết:
 
Biến chứng này thường do người bệnh dùng insulin quá liều gây nên hoặc có thể do bệnh nhân đái đường nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Vậy biến chứng tiểu đường có nguy hiểm không khi bị cấp tính?
 
Theo các bác sỹ chuyên khoa nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng hạ đường huyết có thể khiến người bệnh bị hôn mê và thậm chí tử vong.
 
-Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
 
Trong điều trị bệnh tiểu đường nếu như người bệnh biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình thì tránh gặp phải các biến chứng tiểu đường gây nên như mù mắt, suy thận... Dưới đây là các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường.
+Biến chứng tiểu đường xảy ra ở mắt
 
Bệnh tiểu đường gây tổn thương mạch máu ở võng mạc và dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.
 
+Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không khi xảy ra ở tim và mạch máu?
Các bệnh mạch máu (động mạch) là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.Xơ vữa động mạch (hẹp hay xơ cứng động mạch) được gây ra bởi chất béo, cholesterol và tạo nên các mảng bám ở thành mạch.
 
Điều này làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Các cục máu đông có thể hình thành, làm gián đoạn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não.
 
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không thì câu trả lời là có điều này có thể gây ra chết một phần cơ tim, gây ra một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ. Đôi khi một mảng bám có thể vỡ ra và đi vào dòng máu ở các nơi khác trong cơ thể, gây tắc mạch.
 
 
Do đó, người bệnh đái đường nên giữ mức cholesterol trong máu của mình thấp và quản lý huyết áp cân bằng có thể giúp ngăn chặn một cơn đau tim hoặc đột quỵ!
 
+ Biến chứng đái đường xảy ra ở chân
Biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường
Biến chứng bàn chân là một trong những biến chứng tiểu đường nguy hiểm cho người đái đường
 
Tổn thương thần kinh ở chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân như vết thương không lành, cảm thấy tê và đau buốt bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng.Khi bị tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân (đoạn chi) để cứu tính mạng bệnh nhân.
 
+Ảnh hưởng ở thận do biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn bị tiểu ra đường, các mạch máu nhỏ trong thận có thể hư hỏng theo thời gian.
 
 Điều này ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, có nghĩa là chất thải sẽ tích tụ trong máu của bạn. Đồng thời, cơ thể của bạn sẽ giữ lại nước và muối nhiều hơn gây tăng cân và sưng phù, có thể gây ra tăng huyết áp.
 
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU