Đông Y thái phương
Bệnh tiểu đường là gì? Là một trong những câu hỏi thường gặp ở nhiều người trong khi tình trạng những người bị bệnh tiểu đường đang ngày càng tăng lên. Căn bệnh này liên quan đến nội tiết tố do rối loạn chuyển hóa chát đường có trong máu bởi chính nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất đủ insulin khi đó cơ thể bị giảm tác động dẫn đến cơ thể bị mắc bệnh tiểu đường nhanh hơn.




1. Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường là gì? Ngoài tên gọi bệnh tiểu đường thì căn bệnh này còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.

2. Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường là gì ?


Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng.
Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao.Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.

3. Phân loại bệnh tiểu đường

 
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì
Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống.Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
 
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ.
 
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
 
- Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì ?
Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ nó thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt bệnh tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.
 
- Tiền tiểu đường ( đái tháo đường ) là gì ?
Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
 
Có 2 dạng
1. Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
 
2. Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
 
Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được
 

4. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì?


Trong xã hội hiện nay có rất nhiều các nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Bệnh tiểu đường được chi thành 2 loại: Bệnh tiểu đường tuyp 1 và bệnh tiểu đường tuyp 2
 
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 1 là gì:
Bệnh tiểu đường tuyp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu.
 
Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus.
 
Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường tuyp 1:
 
+ Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
 
+ Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
 
+ Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý
 
- Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 2 là gì:
Bệnh tiểu đường tuyp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2:
 
+ Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
 
+ Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường tuyp 2.
 
Với bài thuốc nam gia truyền giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.
 

5. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ?

 
Khi tìm hiểu được bệnh tiểu đường là gì?Bạn phải lưu ý đến những triệu chứng của bệnh tiểu đường để phòng tránh.
Có 7 triệu chứng bệnh tiểu đường cơ bản có thể nhận biết:
- Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước
 
- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
 
- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
 
- Mờ mắt. Đây là một triệu chứng bệnh tiểu đường là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
 
- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
- Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
- Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
Hệ lụy của bệnh tiểu đường là gì?Đố chính là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí dẫn tới tử vong.Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh tiểu đường là một sự mong mỏi không chỉ riêng người bệnh, gia đình mà toàn xã hội.
 
Bệnh tiểu đường xếp vào tốp đầu những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, cũng giống như bệnh ung thư hay HIV, đái tháo đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, chỉ đến khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng, nên việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt điều đáng sợ nhất là những biến chứng bệnh tiểu đường.
 

6. Biến chứng bệnh tiểu đường là gì?

 
Tập luyện + chế độ ăn uống khoa học + uống thuốc đều đặn sẽ giúp kiểm soát đường huyết
Xét về mặt cơ chế chúng ta sẽ tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường chính là hiện tượng rối loạn quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể nó sẽ tác động trực tiếp hoặc có thể gây ra những căn bệnh khác cũng như các biến chứng như bệnh tiểu đường là hệ quả từ một căn bệnh ban đầu.
 
Bệnh tiểu đường và biến chứng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu như bệnh nhân tiểu đường được phát hiện và điều trị kịp thời.
 
Trong biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào bị phá hủy bởi cơ thể vì cơ thể nghĩ rằng chúng là các tác nhân gây bệnh.
 
Các tế bào beta tạo ra insulin. Insulin được sử dụng để chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen trong mỡ, cơ bắp và các tế bào gan và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nếu không có insulin, nồng độ đường không thể được giảm và điều này có thể dẫn đến sự tăng đường huyết.
 
Trong biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể xuất hiện sự kháng insulin.Điều này có nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cần thêm insulin để giải quyết lượng đường trong máu hoặc insulin là không hiệu quả. Này cũng sẽ dẫn đến nồng độ đường huyết cao và tăng đường huyết
 
Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là gì?
+ Chứng khát nhiều hoặc khát thường xuyên, hoặc đột nhiên khát.
+Hay đi tiểu thường xuyên
+ Đói thường xuyên hoặc đột nhiên đói
+ Mệt mỏi
+ Mờ mắt
+ Khô miệng hoặc ngứa khắp cơ thể
+ Sụt cân đột ngột
 

7. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là gì?

 
Cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường để có cách phòng ngừa và điều trị.
 
- Tổn thương thần kinh
Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
 
- Tổn thương thận
Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và suy thận.
 
- Tổn thương mắt



Bên cạnh đó biến chứng nguy hiểm bệnh tiểu đường như những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà.
 
- Bệnh lý mạch máu và tim
Biến chứng tim mạch bệnh tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.
 
- Nhiễm trùng
Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
 
Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
 

8. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường là gì?

 
Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường rất quan trọng trong việc phòng chống nguy cơ này. Sau đây là một vài cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tại nhà thử nghiệm qua thời gian ( 500 Time-tested Home Remedies ) góp phần ngăn ngừa mức độ tàn phá của căn bệnh này:
 
- Tập thiền, tĩnh tâm để xua tan mọi lo âu, stress:
Các hormone cortisol, epinephrine, và glucagon tăng cao khi bạn bị stress, kéo theo đó nó sẽ đẩy đường huyết lên cao và gây kháng insulin.
- Ngủ đủ giấc:
Giấc ngủ kém hay mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường.
- Tập thể dục mỗi ngày
Hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy cảm của mô cơ đối với insulin và kiểm soát cân nặng.
- Nên ăn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm tươi như hoa quả, rau xanh, cá, thịt, các loại hạt giúp bạn tránh được lượng carbonhydrate tinh chế, đường và trans fat, tất cả các chất này khiến tăng cân không lành mạnh và tăng nguy cơ tiểu đường.
- Món ngon cho bệnh tiểu đường: Món rau củ nướng “bùng nổ”
 
Hoa quả và rau có chứa chất xơ, làm chậm lại việc hấp thụ đường và có chứa nhiều dưỡng chất tốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên ăn ít nhất 5 phần rau xanh mỗi ngày nhằm phòng ngừa căn bệnh tiểu đường.
 

9. Cách điều trị bệnh tiểu đường là gì?

 
Điều trị bệnh tiểu đường với các phương pháp tự nhiên được rất nhiều người ưa chuộng. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thường là do các thói quen sống và sinh hoạt hàng ngày, vì thế việc điều trị căn bệnh này bằng các phương pháp tự nhiên là rất phù hợp:
 
Cách điều trị căn bệnh tiểu đường:
 
- Giấm
Điều trị bệnh tiểu đường bằng giấm bằng cách ăn kèm vở salad hoặc uống trực tiếp trước bữa ăn có thể giúp sự thay đổi insulin đột ngột. Theo nghiên cứu, chỉ 2 thìa canh giấm là đủ.Bệnh nhân sẽ bị ít hoặc không biến đổi insulin đột ngột hoặc glucoze sau khi ăn.
 
- Không uống nước ngọt.
Nước ngọt tăng nguy cơ bị tiểu đường lên tới 85% đối với phụ nữ. Ngoài ra, nước ngọt còn khiến bạn béo phì.
 
- Người bị bệnh tiểu đường không ăn thức ăn nhanh.
Một nghiên cứu đã khám phá ra rằng những người chỉ ăn thức ăn nhanh 2 lần một tuần tăng gấp đôi nguy cơ bị tiểu đường so với người không ăn. Ngoài ra, thức ăn nhanh chứa rất nhiều hóa chất độc hại cho cơ thể.
 
- Ăn bưởi.
Bưởi đã được chứng minh là giúp giảm cân và do đó giảm nguy cơ bị tiểu đường. Bạn giảm được càng nhiều cân, nguy cơ bạn bị hoặc duy trì bệnh tiểu đường càng thấp.
 
- Quế
Điều trị bệnh tiểu đường bằng quế là một loại thảo dược có mùi hương rất tuyệt.Các nghiên cứu đã cho thấy quế có thể thay thế insulin.Tuy nhiên, không nên sử dụng quế cùng với đường.Người bị tiểu đường không nên sử dụng đường là tốt nhất, có thể sử dụng chất thảo mộc ngọt Stevia thay đường.

ý kiến bác sỹ

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương - PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương


ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN


Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU
TÌM KIẾM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Nấm chaga Củ gai
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU